Năm 2024, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Cần Thơ, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, Trung ương và địa phương, cùng với sự nỗ lực của toàn ngành Y tế, nên nhiều nhiệm vụ trọng tâm quan trọng tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Trong đó, có 10 thành tựu nổi bật của ngành y tế Cần Thơ năm 2024.
1. Công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành
Trong năm Sở Y tế Cần Thơ đã Tham mưu Thành ủy Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, kịp thời ban hành nhiều văn bản quan trọng trong lãnh đạo chỉ đạo điều hành và triển khai thực hiện lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cụ thể như:
- Kế hoạch số 265-KH/TU ngày 26/01/2024 của Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư “Về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới” trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Ông Hoàng Quốc Cường, Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại Hội nghị y tế cơ sở thành phố Cần Thơ lần thứ nhất. Ảnh: Thúy Duy
- Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Kế hoạch số 265-KH/TU ngày 26/01/2024 triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư;
- Nghị quyết số 63/NQ-HĐND ngày 12/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố Cần Thơ và Nghị quyết 213/NQ-HĐND ngày 12/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố về Bãi bỏ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố;
- Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 23/8/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố;
- Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 23/9/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 29/11/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
2. Bằng khen của Đại sứ quán Hoa Kỳ về công tác phòng chống HIV
Kết quả đạt được những thành công như sau:
- Cần Thơ đã cơ bản khống chế sự bùng phát của dịch HIV: số trường hợp nhiễm HIV phát hiện được qua hai năm gần đây đang giảm, tăng tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV được kết nối điều trị ARV, tăng tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ dự phòng và chăm sóc đặc biệt là chương trình PrEP, các khoảng trống dịch vụ được cải thiện đáng kể, dịch vụ thân thiện hơn với nhóm đích và huy động sự tham gia mạnh mẽ của các cấp ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) hỗ trợ cho chương trình tại Cần Thơ rất nhiều.
- Hoạt động Đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV tại Cần Thơ trong thời gian qua đã được các chuyên gia đánh giá là thành công, điểm sáng trong đáp ứng khẩn cấp với dịch HIV, mặc dù đang và sẽ tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn thách thức thời gian tới.
3. Tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát
Trong năm 2024, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đặc biệt là không xuất hiện các chùm ca bệnh, ổ dịch lớn trong cộng đồng. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được chú trọng. Không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.
4. Tổ chức thành công hội nghị y tế cơ sở thành phố Cần Thơ lần thứ nhất
Năm 2024, ngành Y tế tổ chức thành công Hội nghị y tế cơ sở thành phố Cần Thơ lần thứ nhất; và Hội thi cải tiến hoạt động trạm y tế lần thứ nhất, năm 2024; đồng thời tổ chức Lễ đi bộ đồng hành với thông điệp: “Ngành Y tế Cần Thơ: Đoàn kết - Chung sức - Đồng lòng - Hướng về y tế cơ sở”.
5. Thành lập Hội đồng quản lý chất lượng ngành y tế
Trong đó tổ chức 04 đợt khảo sát chuyên đề tại các đơn vị trực thuộc và các bệnh viện tư nhân với các nội dung như cải tiến chất lượng (chuyên đề xanh sạch đẹp; quản lý chất thải y tế trong khuôn viên bệnh viện); tiêu chí đặc thù chuyên khoa sản, nhi; các hoạt động hướng đến người bệnh. Từ đó Hội đồng ban hành các quy trình, khuyến cáo, khuyến nghị chung để tăng cường công tác quản lý chất lượng bệnh viện trong toàn ngành y tế Cần Thơ.
6. Triển khai thực hiện đạt chỉ tiêu 04 mô hình y tế thuộc đề án 06 Chính phủ
Ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố trao bằng khen của UBND thành phố cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nhân dịp họp mặt kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2024.Ảnh: Kim Nhiên
Cụ thể:
- Mô hình 6: Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD gắn chip và VneID;
- Mô hình 7: Khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kiosk tự phục vụ;
- Mô hình 11: Triển khai nền tảng quản lý lưu trú tại cơ sở khám chữa bệnh (phối hợp);
- Mô hình 34: Triển khai tích hợp thông tin Sổ sức khỏe điện tử, Sổ lao động điện tử trên VneID.
Đồng thời, ngành y tế chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong tầm soát bệnh ung thư, bệnh lao, tật khúc xạ và bệnh lý võng mạc trên người mắc đái tháo đường,…
7. Xây dựng và chuẩn hóa mô hình bác sỹ gia đình tại trạm y tế
Các đại biểu cắt băng khánh thành phòng khám bác sĩ gia đình tại Trạm Y tế Thường Thạnh, quận Cái Răng. Ảnh: Thúy Duy
Kết quả bước đầu: Ngày 21/10/2024, TTYT quận huyện đã tổ chức khai trương 03 Phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) tại 03 quận huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và Cái Răng, cụ thể như sau: Trạm Y tế (TYT) xã Thạnh Tiến (TTYT huyện Vĩnh Thạnh); TYT phường Thuận Hưng (TTYT quận Thốt Nốt); TYT phường Thường Thạnh (TTYT quận Cái Răng). Trong đó, TYT được trang bị:
- Máy siêu âm, máy điện tim, máy khí dung, máy đo SpO2, giường bệnh nhân 2 tay quay, máy tính, điều hòa, tủ thuốc, bảng hiệu phòng khám, nội thất, trang trí phòng khám, áo blouse, hệ thống xử lý nước thải …; Sở Y tế ban hành Quyết định bổ sung phạm vi chuyên môn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình thuộc TYT; bổ sung hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình tại các TYT; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho Nhà thuốc TYT.
- Thiết kế Bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu Phòng khám BSGĐ Cần Thơ.
- Xây dựng và triển khai Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe Cần Thơ, trong đó giai đoạn 01 triển khai tại 09 bệnh viện tuyến thành phố và 03 TYT triển khai thí điểm phòng khám BSGĐ, với các chức năng: đặt lịch khám bệnh trực tuyến; thanh toán không dùng tiền mặt; tư vấn, hội chẩn KCB từ xa.
8. Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc
Ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Sở Y tế TP Cần Thơ và Sở Y tế tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Anh Tuấn
Đặc biệt với cơ sở y tế đầu ngành trực thuộc Bộ Y tế và các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ký kết hợp tác với Sở Y tế tỉnh Phú Thọ và một số đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ. Kết quả:
- Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ: Triển khai thành công Đề án khám chữa bệnh theo yêu cầu, đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn (20 chuyên đề, 83 nhân viên y tế tham gia). Lập danh sách cử 4 ekip tham gia đào tạo Đề án 115.
- Bệnh viện Tai Mũi Họng: Thực hiện phẫu thuật chuyên sâu (cấy ốc tai điện tử, nội soi mũi xoang), cử 10 lượt nhân sự đi đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Tâm thần: Hoạt động phòng khám tâm thần trẻ em, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật chuyên ngành.
- Bệnh viện Ung bướu: Tham gia hội chẩn chuyên môn (21 ca), thành lập Đơn nguyên tầm soát ung thư.
- Bệnh viện Đa khoa quận Ô Môn: Đã xây dựng hệ thống Kiosk tự phục vụ và hệ thống hàng đợi trong khám bệnh ngoại trú tại đơn vị cho bệnh nhân đến khám, chữa bệnh.
- Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt: Khánh thành phòng khám bác sĩ gia đình tại Trạm Y tế Thuận Hưng.
- Trung tâm Y tế quận Cái Răng: Khánh thành phòng khám bác sĩ gia đình tại Trạm Y tế Thường Thạnh.
- Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh: Khánh thành phòng khám bác sĩ gia đình tại Trạm Y tế Thạnh Tiến.
- 03 Bệnh viện đã lập phương án vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế để tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ y tế cho người dân.
9. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển lĩnh vực y tế
Tiếp nhận và triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường tiếp cận Một sức khoẻ trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu và Môi trường” sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho thành phố Cần Thơ; dự án “Nâng cao chất lượng dịch vụ khúc xạ tại thành phố Cần Thơ - Việt Nam” do Tổ chức The Fred Hollows Foundation tài trợ; dự án tiếp nhận thiết bị chụp hình đáy mắt cho Bệnh viện Đa khoa thành phố và Bệnh viện Tim mạch do Tổ chức Project Orbis International tại Việt Nam tài trợ; dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh Lao; Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024-2026. Đồng thời, tăng cường trao đổi, đề xuất nhu cầu nâng cao năng lực chuyên môn các lĩnh vực quản lý điều hành, tài chính, y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y tế cơ sở, quản lý chất thải y tế, mô hình bác sĩ gia đình,… cùng nhiều tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ như: Tổng lãnh sự Anh tại TPHCM, tổ chức USAID, UNDP, PATH, FHI 360, Bệnh viện Trường Đại học NICE - Pháp, AFD, Quỹ Toàn cầu,…
10. Ngành y tế nỗ lực triển khai thực hiện mua sắm tập trung đấu thầu thuốc; hóa chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế
- Tham mưu cấp thẩm quyền phân cấp, phân quyền để các đơn vị trực thuộc chủ động trong việc mua sắm hóa chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế phục vụ điều trị cho người dân tại địa phương và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể: triển khai Nghị định số 114/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 07 và 08/2024/HĐND ngày 05/7/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ;
- Thực hiện đấu thầu thuốc tập trung nhằm đảm bảo cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn, trong đó: có cung ứng khoản 400 hoạt chất tân dược, vị thuốc cổ truyền phục vụ điều trị tại các trạm y tế trên địa bàn.