Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ: Nối thành công bệnh nhân đứt lìa tay do tai nạn lao động
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ thực hiện phẫu
thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt
lìa do tai nạn lao động.
Rạng sáng ngày 06/11/2024, khoảng lúc 2 giờ 45 phút, bệnh
nhân P. M. T (36 tuổi, ngụ ở huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ) đang vận chuyển vật liệu
xây dựng tại công trường thì tay áo bị vướng vào bánh răng của ròng rọc nên bị
cuốn vào và bị cắt đứt lìa cánh tay trái. Bệnh nhân được đồng nghiệp sơ cứu và
chuyển ngay vào Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cùng với cánh tay trái bị đứt
lìa.
Tình trạng bệnh nhân vào viện: Sốc chấn thương, mất máu, mạch
và huyết áp không đo được, bệnh lơ mơ tiếp xúc chậm, vết thương lộ xương cánh
tay, lóc da lộ cơ Delta, cơ nhị đầu và cơ tam đầu.
Ê kíp bác sĩ bệnh viện phẫu thuật ghép cánh tay
cho bệnh nhân
Ê kíp phẫu thuật gồm các khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Ngoại Chấn
thương – Bỏng, khoa Ngoại Lồng ngực và khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức đã hội
chẩn khẩn và phối hợp phẫu thuật cấp cứu, cầm máu, truyền dịch, máu giải quyết
tình trạng sốc của bệnh nhân. Nhận thấy đây là một tình trạng rất nặng, thời
gian rất gấp rút để nối nhằm cứu sống chi. Ê kip phẫu thuật đã chỉ định chuyển
phòng mổ khẩn để vừa hồi sức vừa phẫu thuật ghép cánh tay bị đứt rời.
Khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng tiến hành cố định kết hợp
xương cánh tay trái bằng khung cố định ngoài. Khoa Ngoại Lồng ngực tiến hành cắt
lọc 2 đầu cánh tay, làm thông suốt mạch máu đoạn chi đứt và nối động mạch với động
cánh tay, tĩnh mạch với tĩnh mạch, nối các dây thần kinh, khâu cơ và da, rạch
da giải áp ở cẳng tay. Sau khi nối lại, mạch máu lưu thông tốt.
Theo các bác sĩ Ngoại Lồng ngực cho biết để thực hiện ghép
chi thành công phụ thuộc nhiều yếu tố: Chi bị đứt rời do vết cắt sắc gọn hay đụng
dập mô cơ mạch máu thần kinh, hiện trường đứt lìa chi ở môi trường sạch hay bẩn,
bảo quản chi đến bệnh viện phải sạch nhiệt độ lý tưởng là 5 đến 10 độ, thời
gian từ hiện trường đến bệnh viện sớm hơn 6 tiếng, ê kíp phẫu thuật phải trình
độ chuyên môn cao chuyên nghiệp. Tất cả các yếu tố trên sẽ góp phần cho sự ghép
chi đứt rời thành công hay không.
Hiện tại, vết mổ của bệnh nhân đang liền, bàn tay đã sống tốt
và đang trong quá trình hồi phục. Phẫu thuật nối lại các chi thể đứt rời đòi hỏi y bác sĩ phải có
trình độ chuyên môn cao, nắm chắc các kỹ thuật chuyên sâu. Ngoài ra, yêu cầu
nhiều trang thiết bị hiện đại chuyên dụng, cùng sự phối hợp đồng bộ của nhiều
chuyên khoa khác.