Chủ Nhật, ngày 01-09-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
TP Hồ Chí Minh công bố dịch sởi
[ Cập nhật vào ngày (29/08/2024) ] - [ Số lần xem: 63 ]
Phương pháp phòng bệnh an toàn và có độ hiệu quả cao là tiêm vắc xin. Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trong ảnh: Trẻ được tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế phường Lê Bình, quận Cái Răng.
Phương pháp phòng bệnh an toàn và có độ hiệu quả cao là tiêm vắc xin. Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trong ảnh: Trẻ được tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế phường Lê Bình, quận Cái Răng.

Ngày 27/8/2024, UBND TP Hồ Chí Minh đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố trước bối cảnh ca sởi tăng nhanh và đã có ba trẻ tử vong vì sởi. Theo quyết định của UBND Hồ Chí Minh, thời gian xảy ra dịch là tháng 8/2024 với quy mô toàn thành phố, nguyên nhân do vi rút sởi gây ra. Về tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B, người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.  

TP Hồ Chí Minh sẽ thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin bổ sung sởi - rubella không kể tiền sử tiêm chủng vắc xin này trước đó cho tất cả trẻ từ 1 - 5 tuổi đang sống trên địa bàn. Đồng thời tổ chức thu dung, điều trị, chăm sóc, cách ly y tế và kiểm soát dịch tại cộng đồng theo đúng các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

TANG CUONG PC SOI - 02.jpg

Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi rút, phòng chống bệnh sởi.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đông - xuân. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp hoặc kết mạc mắt do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân dưới dạng giọt bắn, có thể tổn tại trong không khí đến 2 giờ. Thời gian lây lan từ 4 ngày trước khi có triệu chứng phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban. Thời gian ủ bệnh từ 6-21 ngày, thường không có triệu chứng.

Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được >95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng. Bệnh sởi là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ mắc các căn bệnh kèm theo như khác như viêm phổi, tiêu chảy…. và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh cơ hội này.

Bệnh sởi thường trải qua 4 thời kỳ: Thời kỳ ủ bệnh: thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, bệnh nhân có dấu hiệu sốt, viêm kết mạc, sợ ánh sáng, ho, sổ mũi... Thời kỳ khởi phát: xuất hiện các đốm Koplik ở niêm mạc miệng (mặt trong má), có thể lan rộng đến môi, vòng miệng, nướu... xuất hiện 48 giờ trước khi phát ban. Đây là đặc trưng để chẩn đoán sớm bệnh sởi. Thời kỳ toàn phát: phát ban sởi (phát ban dạng dát) sau sốt 2 - 4 ngày, xuất hiện từ vùng trán, gáy rồi lan đến đầu, mặt, cổ, thân. Thời kỳ lui bệnh: ban sẽ biến mất tuần tự giống khi mọc, sau đó bong vảy.

Hiện nay, phương pháp phòng bệnh an toàn và có độ hiệu quả cao là tiêm vắc xin. Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia. Mũi đầu tiên bắt buộc tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi. Các đối tượng khác tiến hành tiêm vắc xin sởi theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

Ngoài ra, cần tiến hành cách ly người bệnh tại nhà hoặc tại các cơ sở theo quy định; Cho bệnh nhân, người chăm sóc, nhân viên y tế và người tiếp xúc gần với bệnh nhân sử dụng khẩu trang phẫu thuật; Hạn chế tiếp xúc với người bệnh khi không cần thiết; Thời gian cách ly bắt đầu từ lúc nghi ngờ mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bệnh nhân bắt đầu bị phát ban; Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi rút; Vi rút sởi lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh do đó cần vệ sinh, sát trùng mũi họng thường xuyên để tránh lây nhiễm; Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân nên cần giữ ấm cơ thể; Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, nâng cao thể trạng.

Thiên Thanh




Đường dây nóng




Số lượng truy cập