Cục Dân số: Hội thảo quốc tế Tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp
Ngày 28/8/2024, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Công ty
TNHH Merck Healthcare Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế Tham vấn chính sách, giải
pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp. Tại điểm cầu Hà Nội, hơn 200 đại biểu
trong nước và quốc tế tham dự. Tại điểm cầu Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình TP Cần Thơ, ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế dự và chủ trì
điểm cầu.
Hội thảo đã trình bày về những vấn đề như: Tổng quan thực trạng
và xu hướng mức sinh thấp tại Việt Nam; Phát triển bền vững về dân số của Việt
Nam 2023-2050: Nguy cơ, thời cơ và giải pháp đồng bộ; Tổng quan các chính sách
can thiệp về mức sinh thấp trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam; Chính
sách sinh sản: Các ví dụ và thực hành tốt từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
và các khu vực khác; Quan điểm, chính sách thực thi trong ứng phó với mức sinh
thấp tại Hàn Quốc; Quan điểm, chính sách thực thi trong ứng phó với mức sinh thấp
tại Pháp; Quan điểm, chính sách thực thi trong ứng phó với mức sinh thấp tại Nhật
Bản; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hiện thực hó số con mong muốn ở các tỉnh/thành
có mức sinh thấp; Dự phòng và điều trị vô sinh để đảm bảo quyền sinh con của phụ
nữ: Từ chính sách đến cuộc sống.
Tại điểm cầu Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình TP Cần Thơ, ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc
Sở Y tế dự và chủ trì điểm cầu.
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết,
công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng nhưng việc
duy trì mức sinh thay thế của Việt Nam chưa thực sự bền vững, mức sinh còn
chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, xuất hiện xu hướng mức sinh xuống
thấp. Tổng tỷ suất sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay
thế, giảm từ 2,11 con/phụ nữ (năm 2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (năm 2022) và năm
2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ
tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện xu hướng
kết hôn muộn, không muốn kết hôn, không muốn sinh con, sinh muộn, sinh ít, sinh
thưa ngày càng cao, đặc biệt ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển.
Qua Hội thảo, nhằm cung cấp thông tin về thực trạng và xu hướng
mức sinh tại Việt Nam; các yếu tố ảnh hưởng đến số con mong muốn của các cặp vợ
chồng ở các tỉnh/thành phố có mức sinh thấp; tham khảo quan điểm, chính sách ứng
phó với mức sinh thấp của các nước trên thế giới và bộ công cụ chính sách, thực
tiễn mức sinh cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ đó đưa ra những định hướng
chung trong xây dựng chính sách nhằm duy trì mức sinh thay thế của Việt Nam.
Các đại biểu dự tại điểm
cầu Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Cần Thơ.
Theo báo cáo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Cần
Thơ, mức sinh vẫn còn thấp và có xu hướng giảm, năm 2019 là 1,66 con/phụ nữ, đến
năm 2023 là 1,44 con/phụ nữ. Thời gian qua, công tác truyền thông dân số tập
trung các hoạt động như: Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp, duy trì “Mô
hình xã, phường, thị trấn đạt chuẩn sinh đủ hai con”; Tăng cường công tác truyền
thông; Dự án tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh; Mô hình Tư vấn và khám sức
khỏe tiền hôn nhân; Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án Chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi; Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
kế hoạch hóa gia đình...