ĐÁP: Nếu trẻ bị dị ứng đối với bất cứ thành phần nào của vắc xin (ví dụ dị ứng với kháng sinh có trong vắc xin), hoặc có phản ứng mạnh (sốt cao, phản ứng sưng tại chỗ tiêm, dị ứng, sốc …) khi tiêm vắc xin cùng loại ở những lần tiêm trước thì sẽ có nguy cơ phản ứng đối với vắc xin sắp được tiêm. Gia đình cần thông báo cho cán bộ y tế khi con/cháu được khám sàng lọc trước tiêm chủng, các yếu tố cần thông báo gồm tiền sử dị ứng thức ăn, thuốc, tiền sử phản ứng sau tiêm chủng của trẻ, hay có gặp phản ứng trong những lần tiêm trước hay không? Đồng thời, sau tiêm chủng trẻ cần được theo dõi tại nơi tiêm chủng 30 phút và tiếp tục được theo dõi tại nhà trong vòng một ngày đầu sau tiêm chủng để phát hiện sớm các biểu hiện dị ứng, có như vậy cán bộ y tế mới có đủ thông tin và xử trí kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ân, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ
Các câu hỏi cần giải đáp xin vui lòng gửi về:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ
Số 01 đường Ngô Đức Kế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: bsthongct@gmail.com
ĐT: 0918 384 856 – BS.CKII Nguyễn Quang Thông