Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ vừa phối hợp
với Mạng lưới người sống với HIV tại Việt Nam - Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế
Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến kết quả nghiên cứu chỉ số kỳ thị tại Cần Thơ
vào ngày 16/9/2022.
Nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về mức độ và các
hình thức kỳ thị, phân biệt đối xử mà người HIV phải đối mặt, bao gồm cả nhóm
nguy cơ, hỗ trợ cho việc cải thiện các chương trình, chính sách để đạt được mục
tiêu tiếp cận phổ cập với dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV. Qua đó, só
sánh sự thay đổi theo thời gian và ghi nhận các trải nghiệm kỳ thị, phân biệt đối
xử đối với người sống với HIV tại Việt Nam.
Theo báo cáo của nghiên cứu viên chính Đỗ Đăng Đông, Mạng lưới
người sống với HIV tại Việt Nam, nghiên cứu Chỉ số đánh giá kỳ thị tại Việt Nam
được thực hiện 3 vòng vào năm 2011, 2014 và 2020. Năm 2020 nghiên cứu đã thực
hiện với sự tham gia của 1.623 người có H tại 7 tỉnh thành Việt Nam, gồm: Điện
Biên, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đăk Lăk, Cần Thơ và Hồ Chí Minh. Đối tượng là người
nhiễm HIV từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán nhiễm HIV ít nhất 12 tháng.

Nghiên cứu viên chính Đỗ Đăng
Đông, Mạng lưới người sống với HIV tại Việt Nam, báo cáo tại hội thảo.
Riêng tại Cần Thơ có 76 người nhiễm HIV tham gia nghiên cứu
với 25% là nữ, 75% là nam giới. Độ tuổi trung bình là 36 tuổi, thời gian phát
hiện bệnh là 6 năm.
Phần lớn người trả lời cho biết việc tiết lộ tình trạng HIV
của họ cho người khác dễ dàng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, có đến 94.7% người
nhiễm H không tiết lộ tình trạng HIV của họ khi tiếp cận các cơ sở y tế không
liên quan đến HIV. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận và tuân thủ điều
trị. Có 13,2% người bệnh bỏ lỡ một liều thuốc ARV vì sợ người khác biết tình trạng
HIV của họ và 51.6% người bệnh từng lưỡng lự khi tự quyết định đi làm xét nghiệm
HIV vì họ sợ phản ứng của người khác (bạn bè, gia đình, chủ lao động hay cộng đồng)
nếu họ có kết quả xét nghiệm dương tính. Có đến 38/76 người (chiếm 50%) báo cáo
chưa biết về những luật, chính sách hiện có để bảo vệ quyền lợi của họ.

Toàn cảnh hội thảo.
Từ kết quả nghiên cứu, giúp cải thiện các dịch vụ tư vấn để
hỗ trợ tốt hơn cho người nhiễm H trong việc chia sẻ tình trạng HIV của họ; Tăng
cường sự hiểu biết tốt hơn về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý liên quan đến
HIV; Xóa bỏ kỳ thị và phân biệt liên quan đến HIV trong cộng đồng; Hướng đến những
chiến dịch truyền thông để xóa bỏ kỳ thị do HIV và thúc đẩy thái độ tích cực
trong cộng đồng.