Thứ Bảy, ngày 27-07-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Phòng chống bệnh cúm A
[ Cập nhật vào ngày (02/04/2024) ] - [ Số lần xem: 249 ]
Cán bộ Trạm Y tế phường Cái Khế, quận Ninh Kiều tuyên truyền về bệnh cúm A trong Trường Tiểu học Cái Khế 1
Cán bộ Trạm Y tế phường Cái Khế, quận Ninh Kiều tuyên truyền về bệnh cúm A trong Trường Tiểu học Cái Khế 1

Bệnh cúm A (H5N1), A (H7N9) là bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm A (H5N1), A (H7N9) thường từ gia cầm lây sang người. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp; qua tiếp xúc với gia cầm; qua ăn thịt sản phẩm từ gia cầm chưa được nấu chín. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...

Triệu chứng

Bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột (trên 38oC), ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm A có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng lấy dịch mũi họng để xét nghiệm Virus cúm A có thể tồn tại khá lâu ngoài môi trường.

Cách phòng bệnh cúm A (H1N1, H5N1 và H7N9)

- Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm;

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân;

Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

Học sinh, sinh viên và nhân viên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho Ban giám hiệu, y tế địa phương.

Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm A (H5N1), (H7N9), chính vì vậy, khi có triệu chứng ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Trần Hữu Tuấn, Trạm Y tế phường Cái Khế




Đường dây nóng




Số lượng truy cập