Thứ Bảy, ngày 21-12-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Hồ sơ công việc
 
 
 
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Truyện
Trả ơn đời
[ Cập nhật vào ngày (06/02/2018) ] - [ Số lần xem: 1242 ]

Tuổi hai mươi xa rồi, thủa ấy tôi chưa dám nói “những chuyện suy tư về cuộc đời”.
Một lần về quê, trong một buổi tiệc, tình cờ tôi được tiếp xúc với chú Bí thư Chi bộ ấp, chú hỏi:
Sao hả, lúc này mày học hành thế nào?
Dạ, cũng khá khá. Cơm - áo - gạo - tiền, vất vả nhất là đời sinh viên, phải cần kiệm chú ạ! Cho nên kết quả…
Chú hiểu, thời chú ngày xưa cũng vất vả nhiều (thời ấy bao cấp, khổ lắm).
Chú nói tiếp:
Mày học ngành Văn sao không viết gì về quê mình vài bài cho biết người biết ta.
Vậy chú nghĩ cháu viết cái gì? Quê mình nghèo quá viết sao đành…
Ừ, quê mình nghèo thật, nhưng tại mày ít về không biết đó thôi. Nhiều mày ạ!
Chuyện gì vậy chú? Cháu có thể biết rõ hơn với?
Nào là xã mình được công nhận xã anh hùng, xã vừa trao cho Mẹ Nguyễn Thị Chiêu ở ấp mình một căn nhà tình nghĩa và…
Hai người đang say sưa, có người chen vào:
Trời! Chuyện lớn như thế mà chẳng lẽ cháu nó không biết sao? Cán bộ nghĩ thế nào, chứ theo tôi nên viết một bài mà bấy lâu nay bà con trong ấp bàn tán xôn xao để dập tắt những dư luận không tốt, ngoài ra còn để xây dựng đạo đức con người, điểm tô cho xã hội nữa chớ!
Ai lại “vạch áo cho người xem lưng” cha nội?
Không xem vết thương thì làm sao chữa trị? Che giấu sự thật chưa phải thượng sách!
Đó là một vấn đề nhức nhối không những ở ấp này mà còn là thực trạng đau xót của nhân loại. Tôi nghĩ đã đến lúc phải đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người.
Một đêm trời cuối thu se lạnh, đó cũng là một đêm mà cuộc đời Hận không còn gì để mất. Hận không thể ngờ được lòng dạ của một con người, tiếc thay người ấy lại chính là “người dưng khác họ” với Hận (“Trời ơi, khốn nạn thật!”, một người mà mình đã chọn làm “nửa kia” của cuộc đời mình).
Chào đời giữa những ngày đất nước hãy còn trong chiến tranh. Sống trong bàn tay nâng niu của má, Hận thật vui sướng. Thế mà những ngày sướng vui ấy cũng không được là bao. Má Hận mất sớm. Hận phải sống một cuộc đời côi cút nương tựa vào anh chị. Nỗi buồn của Hận cũng nguôi dần nhờ tình thương của chị.
Ngày ngày tháng tháng, thời gian cứ trôi, rồi một ngày kia Hận đã trưởng thành. Chị của Hận muốn em mình có một gia đình để bắt đầu cuộc sống mới.
Chị nói:
Hôm nào tao giới thiệu nhỏ bạn tao cho.
Chuyện vợ con của tui, ăn đời ở kiếp với tui thì để tui lựa.
Hận không dừng lại, hạ thấp giọng:
Tôi đã yêu...
Một lần ở xóm kia, Hận đã “ký gửi” trong cơ thể của một thiếu nữ,... tiếc thay cô ấy “không có đủ chân đứng” như mọi người con gái bình thường khác.
Hận cố tình giấu chị. Giữa lúc thanh thiên bạch nhật này, Hận chỉ biết lấy bóng đêm làm bình phong che đậy cho việc làm của mình.
Hơn chín tháng kể từ hôm định mệnh ấy là cái ngày Hận phải đương đầu với thực tế. Hận đưa vợ chưa cưới của mình vào bệnh viện, một đồng xu dính túi cũng không. Cùng đường, Hận buộc phải biên thư về cho chị. Cầm lá thư trên tay, chị Hận vô cùng sửng sốt và tức giận: “Danh giá gia đình bấy lâu, mà nay nó đã bôi tro trét trấu lên mặt chỉ trong một phút giây bồng bột. Rồi bà con sẽ bàn tán ra sao? Trời ơi! Nhưng dù sao thì đứa cháu mới chào đời cũng không có tội. Thôi thì…”. Bất chấp mọi dư luận, cuối cùng chị cũng không bỏ được. Một mái nhà lá được dựng lên cùng với những ngày êm ấm của đôi vợ chồng trẻ này. Tưởng chừng như không có gì có thể làm cho hai quả tim vàng rỉ máu?
Thời gian tiếp trôi, chuyện của Hận đã tạm yên ắng. Cho đến bây giờ thì Hận mới cảm thấy sự lựa chọn của mình thật sự không sai lầm. Ngày ngày, Còn - vợ Hận ở nhà quán xuyến việc nội trợ và chăm sóc con nhỏ, còn Hận cặm cụi bên hai công ruộng mà cha di chúc lại trước lúc ra đi, tuy có hơi xa nhà nhưng cuộc sống của họ thật mỹ mãn.
Một hôm, bỗng dưng trong xóm có tiếng xầm xì:
Dạo này tôi thấy thằng Hoài đáng nghi lắm. Nó thường tới lui khi thằng Hận vắng nhà.
Mợ cháu người ta mà tới lui cũng có gì là lạ.
Nhưng ban ngày sao không tới, mà lại tới vào ban đêm?
(Hoài là cháu gọi Hận bằng cậu, quan hệ gia phả: cô - cậu. Hoài đã có vợ, nhưng tối ngày cứ bê tha nhậu nhẹt, để mặc vợ tảo tần nuôi bốn đứa con thơ, đứa lớn cũng chỉ mười ba tuổi).
Bỏ ngoài tai lời đồn không tốt, Hận hoàn toàn tin tưởng vợ mình.
Nhưng ngày nào cũng vậy, nghe riết rồi cũng sinh nghi. Một vài lần anh cố tình về nửa đêm khuya và đã có hơn một lần anh trộm thấy “vợ mình cùng Hoài…”. Nhưng vì con thơ ngây dại, anh bấm bụng làm ngơ, vả lại anh cũng không thể dối lòng rằng “anh vẫn rất yêu vợ”.
Cái kim giấu trong bọc lâu ngày rồi cũng lòi ra, chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến.
Còn cùng Hoài chấp nhận bỏ con, bỏ vợ, bỏ chồng để ra đi tìm “niềm vui” ở một phương trời mới.
Gia đình Hận nghèo lắm. Tuy bây giờ có chút khấm khá hơn ngày mới dắt nhau về, nhưng so với thiên hạ vẫn là một gia đình nghèo.
Đêm hôm ấy, Hận ngủ ngoài đồng để canh nước vào ruộng. Buổi “hòa tấu” nghe quen lắm. Đêm lập đông gần về sáng, trăng lặn rồi nhưng mặt trời vẫn chưa ló dạng, lúc này cũng là lúc Hận bơi xuồng về nhà. Vừa bước vào sân, con Hận hỏi:
Ba ơi! Má đi đâu mất tiêu rồi?
Như sét đánh bên tai, Hận hỏi lại con:
Con có sang hỏi cô chưa?
Dạ có!
Cô nói sao?
Dạ, cô nói không biết ba ơi!
???
Hận ôm chặt con vào lòng, chết điếng người. Uất nghẹn, Hận cố kìm để khỏi hét lên: “Má bỏ ba con mình đi theo thằng Hoài rồi”.
Hơn ai hết, Hận là người hiểu vợ mình nhất. Chắc có lẽ lần này Hận không cần phải bỏ qua nữa. Còn nữa đâu mà để bỏ.
Đêm nay cũng là đêm thứ nhất vợ Hận bỏ nhà ra đi cùng Hoài. Đúng như xì xầm lâu nay. Không tin cũng không được.
Còn cùng Hoài tha phương cầu thực. Cuộc sống nơi quê người của họ cũng không được là bao.
Lần này thì Còn không được may mắn như trước nữa. Hoài thưởng thức đúng cái hương vị mà mình đã “đãi” cậu khi “cưỡm” mợ mang đi.
Hoài quyết định bỏ Còn đi ngay đêm đó. Giữa lúc này đây, Hoài không biết phải đi đâu, Hoài thầm nghĩ: “Hay là mình về nhà? Nhưng mặt mũi nào gặp lại vợ con. Dẫu sao thì đó cũng là nhà của mình mà”.
Vậy là Hoài quyết định về nhà. Chưa về đến nhà thì Hoài được biết vợ mình đã trút hơi thở cuối cùng bởi căn bệnh ung thư ngày trước.
“Trời ơi? Bốn công ruộng trị bệnh cho vợ”.
Lúc ra đi, đứa con út của vợ chồng Hoài được chừng ba tuổi rưỡi, bấy giờ thì má của đứa bé đã phải vật vã nhiều với căn bệnh hiểm nghèo. “Nhà nghèo. Lấy đâu ra tiền?”. Hoài quyết định bán ruộng. Để thuyết phục má bán đi phần đất của ông nội để lại, Hoài nói: “Sức khỏe của vợ con hồi này tệ quá má ơi!”. Ý định bán ruộng của Hoài đã có từ trước nhưng không có cớ gì để bán. Đến lúc vợ bệnh xem như là một cơ hội.
Sau ngày Hoài bỏ đi, Còn vẫn tiếp tục cuộc sống tội lỗi sa đọa, lấy “của trời ban” làm vốn sinh nhai, cứ bán dài bán dài mà chẳng buôn gì cả.
Của tuy không vốn nhưng đâu phải chẳng hao mòn, đến một ngày kia “xe đề không nổ máy”, người rã rời toàn thân, Còn cảm thấy khó chịu.
“Hay là mình? Phải đi bệnh viện thăm dò mới được”.
***
Hai lần cầm kết quả trên tay là hai lần kết quả cho “dương tính với HIV”. Còn không tin vào mắt mình. Tuyệt vọng, Còn thầm nghĩ: Trả thù đời? Tự vẩn? Về quê?... Còn hối hận vì đã để ngoài tai những lời tuyên truyền của một người là giáo dục viên của Câu lạc bộ Sức khỏe phụ nữ ngày nào.
Như lóe lên một tia hy vọng, trong bế tắc, tình cờ Còn gặp lại người đã từng cảm hóa và thuyết phục mìnhvà rồi không biết từ khi nào, Còn đã trở thành tuyên truyền viên, là cánh tay nối dài của chương trình phòng, chống HIV/AIDS, một công tác xã hội giúp người lầm đường lạc lối mà Còn đã chọn cho mình để trả ơn đời!
Anh Tuấn




Quảng cáo
Không có quảng cáo
Đường dây nóng




Số lượng truy cập
Số lượt truy cập
Hỏi đáp trực tuyến
Ảnh hoạt động
Quảng cáo
Không có quảng cáo