Thứ Sáu, ngày 09-05-2025 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Tập huấn phòng, chống bệnh dại năm 2025
[ Cập nhật vào ngày (05/05/2025) ] - [ Số lần xem: 88 ]
Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ phát biểu tại lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại.
Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ phát biểu tại lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại.

Ngày 29/4/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Cần Thơ phối hợp Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cần Thơ tổ chức Lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại năm 2025. Lãnh đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, CDC, Trung tâm Y tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y, nhân viên thú y, y tế, đại diện các khu vực, UBND các phường thuộc quận Ninh Kiều tham dự.

Tại lớp tập huấn có 70 đại biểu, học viên được tập huấn về các chuyên đề, cụ thể: Chuyên đề 1: Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định việc quản lý đàn chó, mèo nuôi; công tác phòng, chống bệnh dại động vật; quản lý, bắt và xử lý chó, mèo thả rông nơi công cộng; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh dại do báo cáo viên Chi cục Chăn nuôi và Thú y trình bày. Chuyên đề 2: Hướng dẫn phòng, chống bệnh dại trên động vật  do báo cáo viên đến từ Trường Đại học Cần Thơ trình bày.  Chuyên đề 3: Hướng dẫn giám sát, phòng, chống bệnh dại trên người do báo cáo viên đến từ CDC Cần Thơ trình bày.

TAP HUAN DAI - 02.jpg

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Cần Thơ phát biểu tại lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại.

Theo các chuyên gia, bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người do vi rút dại gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú và người. Vi rút dại tập trung nhiều trong nước bọt và não của động vật bị nhiễm bệnh. Vi rút dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật mặc bệnh dại (thường là chó trên 95% và mèo) sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể người; thời gian ủ bệnh dại có thể từ vài ngày đến vài tháng. Các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh dại ở người bao gồm: sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Một khi các triệu chứng lâm sàng đã xuất hiện, tỷ lệ tử vong là 100% đối với cả động vật và con người.

TAP HUAN DAI - 03.jpg

Ông Lê Phúc Hiển, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Kiểm dịch Y tế quốc tế, CDC Cần Thơ trình bày Chuyên đề 3: Hướng dẫn giám sát, phòng, chống bệnh dại trên người.

Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam; Theo Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, bệnh dại thuộc Danh mục các bệnh động vật trên cạn, bệnh truyền lây giữa động vật và người, bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh, bệnh phải tiêm phòng bắt buộc bằng vắc xin.

Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có vắc xin phòng bệnh; Quản lý tốt đàn chó mèo nuôi và thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo nuôi là giải pháp duy nhất, hiệu quả nhất để phòng ngừa lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người.

Theo kế hoạch, trong năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Cần Thơ phối hợp Trường Đại học Cần Thơ, CDC Cần Thơ tổ chức mỗi quận, huyện 1 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại. Đây là lớp thứ 6.

TAP HUAN DAI - 04.jpg

Toàn cảnh lớp tập huấn.

Tin, ảnh: Thiên Thanh




Đường dây nóng


Số lượng truy cập