Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đến làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ
Ngày 1/7/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ương đến làm việc về công tác tiêm chủng mở rộng và đề
tài “Đánh giá khoảng trống miễn dịch sởi, một số yếu tố ảnh hưởng và định hướng
chiến lược tiêm chủng phòng bệnh sởi tại Việt Nam” tại Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ). Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế
TP Cần Thơ cùng lãnh đạo CDC Cần Thơ tiếp đoàn.
Đoàn đã thảo luận nội dung làm việc về kết quả triển khai
công tác tiêm chủng mở rộng 6 tháng đầu năm 2025, về những thuận lợi và khó
khăn trong thực hiện công tác tiêm chủng sởi tại địa phương; Thảo luận nội dung
triển khai hoạt động của đề tài “Đánh giá khoảng trống miễn dịch sởi, một số yếu
tố ảnh hưởng và định hướng chiến lược tiêm chủng phòng bệnh sởi tại Việt Nam”.

Đoàn làm việc tại Trạm Y tế
phường Xuân Khánh.
Theo báo cáo của CDC Cần Thơ, tỷ lệ tiêm sởi các đợt chiến dịch
năm 2024-2025, trẻ từ 6 tháng - 9 tháng tuổi tiêm đạt 96,6%; trẻ từ 1 - 5 tuổi
tiêm đạt 96,4%; trẻ từ 6 - 10 tuổi tiêm đạt 95,2% và trẻ từ 11 - 15 tuổi tiêm đạt
20,5%. Cần Thơ có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp cho địa phương tổ chức thực
hiện các hoạt động trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, giai đoạn
rà soát thông tin tiêm chủng của trẻ gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ trẻ tiêm nhiều
nhưng đa phần không cung cấp được hồ sơ tiêm chủng; hệ thống cộng tác viên kiêm
nhiệm nhiều việc, không chuyên, khó quản lý chặt chẽ đối tượng biến động, tạm
trú trên địa bàn; kinh phí gặp nhiều hạn chế…
Đoàn còn làm việc thực địa tại Trạm Y tế phường Xuân Khánh về
công tác tiêm chủng mở rộng, công tác rà soát, tiêm chủng và nhập liệu tại trạm
y tế…

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân
Tuyên kiểm tra công tác nhập liệu tiêm chủng tại Trạm Y tế phường Xuân Khánh.
Được biết, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu
chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… nếu không có miễn dịch phòng bệnh,
có thể gây thành dịch. Đối tượng dễ mắc bệnh sởi thường là trẻ nhỏ và người có
miễn dịch kém. Tiêm vắc xin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất. Vắc xin sởi là
một vắc xin bắt buộc trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện
nay. Mũi đầu của vắc xin sởi được tiêm khi trẻ được 9 tháng và mũi 2 khi trẻ được
18 tháng. Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các bà mẹ cách tốt
nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch.

Đoàn chụp hình lưu niệm tại
Trạm Y tế phường Xuân Khánh.

Đoàn làm việc tại CDC Cần
Thơ.

Ông Trần Trường Chinh, Phó
Giám đốc CDC Cần Thơ phát biểu tại buổi làm việc.

Ông Hà Tấn Vinh, Phó Giám
đốc CDC Cần Thơ phát biểu tại buổi làm việc.