Ngày 9/1/2014 vừa qua, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 101/QĐ-BYT, về việc xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em, Quyết định nêu rõ một số nội dung như sau:
- Hướng dẫn cán bộ y tế xử trí viêm phổi ở trẻ em.
- Thống nhất phác đồ chẩn đoán, chăm sóc, điều trị và phòng bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em trong toàn quốc.
- Là tài liệu pháp lý để đối chiếu trong thực hành xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em.
Quyết định này còn nêu rõ thế nào là viêm phổi, dịch tễ học của viêm phổi trẻ em, nguyên nhân, chẩn đoán và cách xử trí viêm phổi cộng đồng. Ngoài ra, tài liệu “Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em” cũng được ban hành kèm theo Quyết định này áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tài liệu này là cẩm nang cần thiết cho các cán bộ y tế tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc cho trẻ em tại tất cả các tuyến. Tùy vào phạm vi chuyên môn, điều kiện cụ thể về trình độ cán bộ y tế, phương tiện kỹ thuật có thể vận dụng một cách linh hoạt.
Thông qua quyết định này, Bộ Y tế hướng dẫn một cách cụ thể cách phòng viêm phổi cộng đồng như sau:
Chăm sóc trước sinhĐảm bảo tốt sức khỏe bà mẹ, tiêm phòng vaccine Rubella trước mang thai, dinh dưỡng đầy đủ, khám thai định kỳ để hạn chế tối đa trẻ sinh nhẹ cân, thiếu tháng hoặc có các bất thường bẩm sinh phát hiện muộn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý- Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất (sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D...) làm tăng khả năng mắc bệnh và mức độ nặng của viêm phổi. Sữa mẹ làm giảm tỷ lệ viêm phổi ở trẻ nhỏ.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến ít nhất 12 tháng tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng ngoài sữa mẹ đầy đủ, cân đối dinh dưỡng theo lứa tuổi.
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủngTiêm đầy đủ vắc xin sởi, HIb, ho gà, cúm, phế cầu là biện pháp phòng bệnh viêm phổi chủ động hiệu quả.