Thứ Ba, ngày 16-07-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu
[ Cập nhật vào ngày (12/07/2024) ] - [ Số lần xem: 140 ]
Người dân không chủ quan với bệnh bạch hầu.
Người dân không chủ quan với bệnh bạch hầu.

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây theo đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp, dễ gây thành dịch, tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.  Theo thông tin giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, trên cả nước ghi nhận 6 ca mắc bạch hầu, trong đó tại tỉnh Hà Giang (3 ca); Nghệ An (1 ca) và Bắc Giang (2 ca). Trong đó, đã có ca tử vong và nhiều ca nghi ngờ do tiếp xúc gần với ca bệnh, nguy cơ bệnh lây lan ra cộng đồng rất cao.

BENH BACH HAU 02.jpg

Nhận biết triệu chứng của bệnh bạch hầu.

Đường lây truyền và triệu chứng của bệnh bạch hầu

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) sinh độc tố. Bệnh lưu hành trên toàn cầu và thường gặp các ca bệnh tản phát hoặc các vụ dịch nhỏ, lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu gặp ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin bạch hầu. Hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể ở dưới mức bảo vệ.

BENH BACH HAU 03.jpg

Đường lây truyền của bệnh bạch hầu.

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh bạch hầu có thể lây theo đường hô hấp theo hình thức giọt bắn, có thể lây trực tiếp do tiếp xúc với người bệnh khi nói, ho, hắt hơi… hoặc lây gián tiếp qua tiếp xúc với các vật trung gian chứa dịch tiết của người bệnh hoặc người lành mang trùng. Người lành mang trùng là những người mang vi khuẩn bạch hầu nhưng không có triệu chứng bệnh, họ vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm những người tiếp xúc trong gia đình, những người tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân và những người thường xuyên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, các triệu chứng thường thấy của bệnh bạch hầu như: sốt nhẹ; đau họng, ho, chán ăn; từ 2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hành hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc của người bệnh dài, dễ chảy máu và dính; khó nuốt, khó thở; khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sưng to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng… Hiếm gặp hơn, chất độc xâm nhập vào máu và gây tổn thương cho tim, thận và dây thần kinh.

Các biện pháp phòng ngừa

Bệnh bạch hầu nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1985. Hiện nay, vắc xin có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình với 3 liều để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi và 01 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi. Đến nay, căn cứ theo khyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và theo xu hướng quốc tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT trong đó bổ sung thêm một liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi.

BENH BACH HAU 04.jpg

Các biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu.

Hiện tại Việt Nam hiện triển khai tiêm 05 liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi, lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của WHO  để tạo miễn dịch lâu dài, cũng như lịch tiêm chủng của quốc gia trên thế giới, đảm bảo mức độ miễn dịch cơ bản cần thiết cho trẻ em ở Việt Nam trong các độ tuổi quan trọng. Cũng theo WHO, việc bổ sung liều vắc xin cần dựa trên tình hình dịch tễ học cụ thể của từng quốc gia và đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu hiện ở mức thấp và hệ thống y tế có thể kiểm soát được các ca bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đưa  trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.

2. Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Trong trường hợp tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.

3. Người dân không để tâm lý hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các phương tiện thông tin đại chúng không chính thống, không tự ý tiêm chủng vắc xin chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại văc xin có chứa thành phần Bạch hầu.

Trong trường hợp cần thiết, liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn về các biện pháp phòng bệnh, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng đối tượng, đúng liều và đúng thời điểm cũng như an toàn, hiệu quả phòng bệnh.

Xử lý khi có ca bệnh

Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, nhằm tăng cường phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, điều trị đúng, kịp thời và giảm tối đa số ca bệnh tử vong, Sở Y tế TP Cần Thơ có văn bản số 2936/SYT-NVY ngày 09 tháng 7 năm 2024 về việc tăng cường công tác giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu, cụ thể như sau:

Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố chủ động giám sát, điều tra, lấy mẫu, gửi mẫu xét nghiệm khi phát hiện các trường hợp nghi mắc/mắc bệnh bạch hầu trên địa bàn thành phố. Phối hợp Trung tâm Y tế quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thành phố, kịp thời phát hiện, xử lý triệt để không để dịch bùng phát, lan rộng. Tiếp tục duy trì đội phản ứng nhanh chống dịch, bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh xảy ra.

Tăng cường rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh bạch hầu; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh tại ổ dịch và tại cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả trường hợp tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu ở tất cả các xã, phường và tổ chức tiêm bổ sung, tiêm vét, nhất là tại các địa bàn có lưu hành bệnh bạch hầu và có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND quận/huyện đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bệnh bạch hầu, các biện pháp phòng chống để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế trong quá trình điều trị. Tổ chức việc theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo; thường xuyên vệ sinh, thông thoáng lớp học, thông báo kịp thời cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch.

Rà soát, đảm bảo công tác hậu cần về vắc xin, thuốc kháng sinh điều trị dự phòng, huyết thanh kháng độc tố, hóa chất… để triển khai các nhiệm vụ chống dịch. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tất cả cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập tăng cường giám sát, phát hiện sớm và thực hiện báo cáo trường hợp nghi bạch hầu/mắc bạch hầu. Rà soát quy trình, trang thiết bị, thuốc, vật tư theo hướng dẫn để tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc, cách ly, thu dung, điều trị người bệnh bạch hầu theo quy định, hạn chế tới mức thấp nhất tỉ lệ tử vong; Bảo đảm công tác phòng lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh.

Khi phát hiện các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ nghĩ tới bạch hầu, các cơ sở y tế cần ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu; triển khai thực hiện ngay việc lấy mẫu làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn sớm để định hướng điều trị. Thực hiện điều tra ca bệnh theo phiếu điều tra, lập danh sách ca bệnh, lấy gửi mẫu bệnh phẩm, báo cáo đảm bảo đúng quy định, đủ số lượng, đủ thông tin.

Đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị bệnh nhân; thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế việc chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên khi không cần thiết.


Ảnh:

BENH BACH HAU 01:

BENH BACH HAU 02:

BENH BACH HAU 03:

BENH BACH HAU 04:

 

Đỗ Quyên




Đường dây nóng




Số lượng truy cập