Thứ Bảy, ngày 20-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Hội thảo cảnh báo và kiến nghị giải pháp ngăn chặn gia tăng HIV tại 4 tỉnh ĐBSCL
[ Cập nhật vào ngày (15/01/2021) ] - [ Số lần xem: 263 ]
PGS.TS.Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu khai mạc hội thảo
PGS.TS.Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu khai mạc hội thảo

Ngày 12/1/2021, tại thành phố Cần Thơ, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với PEPFAR tổ chức Hội thảo cảnh báo và kiến nghị giải pháp ngăn chặn gia tăng HIV tại 4 tỉnh ĐBSCL.

Tham dự hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS; ông Mark Troger, Giám đốc điều phối quỹ PEPFAR tại Việt Nam cùng đại diện các tổ chức quốc tế US.CDC, USAID, WHO, Global Fund, EPIC; đại diện Viện Đào tạo Y học dự phòng Trường Đại học Y Hà Nội và lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trưởng khoa HIV/AIDS, Trưởng khoa xét nghiệm, Trưởng phòng khám chuyên khoa về HIV/AIDS… của 4 tỉnh, thành: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.

hoi thao hiv 2.jpg

Ông Mark Troger, Giám đốc điều phối quỹ PEPFAR tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

HIV/AIDS hiện là vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng; dịch HIV/AIDS đang có xu hướng giảm nhưng hình thái lây nhiễm HIV có sự thay đổi, xuất hiện các nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV mới. Trong đó, nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay. Trong nhóm này nguy cơ lây nhiễm HIV chủ yếu ở người trẻ tuổi có hành vi không an toàn như: ít sử dụng bao cao su, sử dụng ma túy, quan hệ tình dục với nhiều người… Tại 4 tỉnh, thành ĐBSCL (Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ), hiện nay, nhóm MSM cũng đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV và được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm mới HIV được ước tính trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong khuôn khổ hỗ trợ của dự án Quỹ toàn cầu được triển khai tại 33 tỉnh/thành phố, trong thời gian 3 năm (2021-2023), qua đó góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan tới AIDS, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tổng kinh phí dự án là 48.496.342 USD vốn ODA không hoàn lại; vốn đối ứng là hơn 23 tỷ đồng (tương đương 1.023.861 USD). Với 4 mục tiêu chính là: Can thiệp dự phòng; Tư vấn, xét nghiệm HIV; Điều trị và Hệ thống thông tin. Trong đó, có hoạt động khung can thiệp cho nhóm MSM với các nội dung: truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; Tư vấn xét nghiệm HIV; Điều trị ARV, PrEP cho MSM có nguy cơ cao; Điều trị PEP cho MSM phơi nhiễm HIV trong 72 giờ và chưa điều trị PrEP cùng các công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV và các dịch vụ y tế khác… Riêng tại khu vực ĐBSCL thì dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS được triển khai tại 4 tỉnh/thành gồm: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang.

hoi thao hiv 3.jpg

Toàn cảnh hội thảo

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng được nghe trình bày tham luận của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tại 4 tỉnh, thành ĐBSCL về những khoảng trống, thách thức trong tìm cas nhiễm, liên kết với dự phòng và điều trị, kế hoạch làm xét nghiệm nhiễm mới cũng như các dịch vụ PrEP, HIV khác; đồng thời triển khai các hoạt động, chiến lược để đánh giá và tiếp cận với nhóm nguy cơ cao; giải pháp, đề xuất trong hoạt động xét nghiệm…

MẠNH NGUYỄN




Đường dây nóng




Số lượng truy cập