Thứ Sáu, ngày 29-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Hưởng ứng Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển năm 2021: Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao sức khỏe chiến thắng dịch COVID-19
[ Cập nhật vào ngày (22/10/2021) ] - [ Số lần xem: 1060 ]
Nên bổ sung vitamin từ các loại rau xanh, hoa quả tươi trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Nên bổ sung vitamin từ các loại rau xanh, hoa quả tươi trong mỗi bữa ăn hằng ngày.

Hưởng ứng Tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” năm 2021, từ ngày 16-23/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ đã xây dựng kế hoạch truyền thông, hưởng ứng Ngày Lương thực thế giới (16/10 hàng năm) do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) phát động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và duy trì lối sống lành mạnh giúp nâng cao miễn dịch và phòng chống dịch bệnh.

Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển năm 2021 có chủ đề: “Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để nâng cao sức khỏe, góp phần chiến thắng dịch COVID-19”. Tuần lễ dinh dưỡng được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung vào các nội dung như: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể liên quan trong việc giáo dục, tuyên truyền, vận động gia đình, cộng đồng và xã hội nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lý; tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, góp phần phòng, chống và đẩy lùi dịch COVID-19; thực hiện dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường vận động thể lực để phòng, chống thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm.

DINHDUONG2.JPG

Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.

Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức tuyên truyền các thông điệp của Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” bằng các hình thức phong phú, phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ có thai, bà mẹ đang nuôi con dưới 2 tuổi; các hộ gia đình ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng hay xảy ra thiên tai, bão lũ, khu vực đang bị phong tỏa do dịch COVID-19.

 Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng trên địa bàn đẩy mạnh các nội dung truyền thông, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý. Nội dung truyền thông tập trung vào các chủ đề như: Bảo đảm đủ khẩu phần ăn trong ngày đủ về số lượng, cân đối, hợp lý về số lượng; chú ý thịt, cá, trứng, rau xanh, quả chín để cung cấp chất đạm, vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Những người mắc COVID-19 cần tăng cường quan tâm chăm sóc về dinh dưỡng chú ý cách chế biến thực phẩm để dễ ăn, dễ tiêu, ngon miệng và không bỏ bữa giúp phòng chống suy kiệt, thiếu dinh dưỡng nhất là ở những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, bà mẹ đang nuôi con bú. Không ăn mặn, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ uống có đường. Bảo đảm an toàn thực phẩm, đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi mua và sử dụng. Duy trì hoạt động thể lực thường xuyên, uống đủ nước, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Sản xuất, sử dụng thực phẩm hợp lý, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm tránh lãng phí góp phần tích cực bảo vệ môi trường. Kêu gọi toàn dân thực hiện dinh dưỡng hợp lý, nâng cao sức khỏe, chiến thắng dịch COVID-19.

DINHDUONG3.jpg

Duy trì hoạt động thể lực thường xuyên, phù hợp với lứa tuổi và kết hợp dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý là một việc rất cần thiết, không chỉ góp phần vào sự phát triển thể chất, thể lực một cách hiệu quả mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng chống một số bệnh mãn tính, bệnh không lây nhiễm gây giảm chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến tử vong.

Trong bữa cơm của từng gia đình, hàng ngày mỗi cá nhân đều cần được cung cấp một lượng thức ăn nhất định, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và cân đối cho cơ thể bao gồm: chất đạm, các chất đường bột, các chất béo từ dầu mỡ, các chất sợi xơ từ rau quả, các loại vitamin, chất khoáng và nước. Bên cạnh đó, cần kết hợp với việc chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao bằng nhiều cách giúp cơ thể có khả năng sinh ra những kháng thể có lợi phòng ngừa bệnh tật như đi bộ, tập yoga, đá cầu, cầu lông… Ngoài việc bữa ăn cần đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về chất lượng, đảm bảo hợp vệ sinh còn cần đảm bảo nguồn nước sạch và được sống trong môi trường hợp vệ sinh. Toàn dân thực hiện dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng, góp phần phòng chống dịch bệnh.


THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG

TUẦN LỄ DINH DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN (TỪ 16-23/10 NĂM 2021)

(Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế)

1. Đảm bảo số lượng, cân đối, hợp lý về chất lượng của khẩu phần ăn hàng ngày; chú ý ăn đủ lượng thịt, cá, trứng; rau xanh, quả chín... để cung cấp chất đạm, vitamin và chất khoáng, giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng;

2. Người bệnh mắc COVID-19 cần được quan tâm chăm sóc về dinh dưỡng, chú ý cách chế biến để ăn ngon miệng, không bỏ bữa; Đặc biệt lưu ý phòng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng cho những bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, bà mẹ đang nuôi con bú;

3. Không ăn mặn; Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ uống có đường;

4. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi mua và sử dụng;

5. Duy trì hoạt động thể lực thường xuyên, phù hợp với lứa tuổi; uống đủ nước; thực hiện các biện pháp phòng COVID-19 theo hướng dẫn của cán bộ y tế;

6. Sản xuất và sử dụng thực phẩm hợp lý, lành mạnh, an toàn, hạn chế thất thoát, lãng phí, góp phần tích cực tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.


Bài, ảnh: Huỳnh Lê




Đường dây nóng




Số lượng truy cập