Thứ Bảy, ngày 19-07-2025 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ 16 (16-23/3/2014): Tác hại của tiếng ồn nơi sản xuất đối với sức khỏe người lao động
[ Cập nhật vào ngày (24/03/2014) ] - [ Số lần xem: 2395 ]

001 Tac hai cua tieng on.jpg
Trung tâm Bảo vệ sức khỏe và Môi trường TP Cần Thơ đo, kiểm tra tiếng ồn trong một phân xưởng sản xuất.

Trong quá trình phát triển công nghiệp số người lao động trong môi trường có tiếng ồn ở mức gây hại ngày một tăng. Tỷ lệ người chịu tác động của tiếng ồn gây hại ở các nước công nghiệp phát triển khoảng 25% đến 30% trong tổng số những người lao động, do vậy số người bị điếc nghề nghiệp ngày càng tăng và trở nên phổ biến. Bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN) do tiếng ồn trong môi trường lao động là một trong những bệnh nghề nghiệp (BNN) mà người lao động (NLĐ) hay gặp nhất ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tiếng ồn không chỉ gây điếc mà còn gây ra nhiều bệnh khác như tim mạch, cao huyết áp, thậm chí là bị điên bởi thần kinh của NLĐ bị những tác động quá mạnh.

Ở nhiều nước tỷ lệ điếc nghề nghiệp chiếm tới 40% trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Ở nước ta tỷ lệ bệnh nhân điếc nghề nghiệp là một trong 29 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Điếc nghề nghiệp là một vi chấn thương âm do tiếng ồn quá mức gây hại lên cơ quan thính giác đặc biệt là những tổn thương không hồi phục của cơ quan Corti ở tai trong. Với môi trường lao động áp dụng Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động  “Mức ồn cho phép tại nơi làm việc” trong đó quy định: “Mức áp âm liên tục hoặc mức tương đương Leq dBA tại nơi làm việc không quá 85 dBA trong 8 giờ lao động”.

002 Tac hai cua tieng on.jpg
Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường TP Cần Thơ đo thính lực cho người lao động tại xí nghiệp.
 
Con người có thể nghe được âm thanh từ 16 đến 20.000 hec (Hz) và nghe tốt nhất là từ 500 đến 4.000 Hz. Tuy nhiên, trên thực tế, những tiếng ồn trong các dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy xí nghiệp, công trường xây dựng, cơ khí, đóng tàu…. là rất lớn. Trong khi đó, rất ít NLĐ sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đề hạn chế tiếng ồn tác động trực tiếp vào tai.
 
NLĐ phải tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn và đặc biệt là tiếng ồn có cường độ cao, tai sẽ bị giảm dần thính lực và dần dẫn đến điếc vĩnh viễn. Trong môi trường lao động sản xuất, người công nhân phải làm việc khi tiếng ồn cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép 85 dBA trong 8 giờ/ngày và kéo dài trên 3 tháng thì có nguy cơ bị ĐNN. Khi NLĐ bị điếc do môi trường lao động có tiếng ồn vượt mức cho phép thì khả năng nghe không thể hồi phục. Nghĩa là, dù có ngừng tiếp xúc với tiếng ồn thì mức độ điếc vẫn không giảm do tiếng ồn đã tác động và làm hỏng tế bào nghe của ốc tai. Tiếng ồn không chỉ gây điếc mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của NLĐ. Khi NLĐ tiếp xúc với tiếng ồn lớn và trong thời gian dài sẽ rối loạn một số hệ cơ quan trong cơ thể mà phổ biến nhất là hội chứng suy nhược thần kinh như đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ. Nếu bị nặng có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần và bị điên.

Trong năm 2013 của Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Cần thơ đã kiểm tra thích lực 7.956 công nhân, trong đó số trường hợp giảm 2 tai có 623 chiếm 7,83% giảm 0,25% so với cùng kỳ (8,08%), số trường hợp giảm thính lực 1 tai là 539 chiếm 6.77% tăng 0,67% so với cùng kỳ (6,1%). Kết quả giám định bệnh nghề nghiệp trong 03 năm (2011- 2013) đã kết luận có 12 trường hợp bị điếc nghề nghiệp
 
* Để chẩn đoán xác định điếc nghề nghiệp cần dựa trên ba cơ sở:
- Tính chất nghề nghiệp: rất quan trọng, cần phải hỏi, điều tra đầy đủ và lập hồ sơ rõ ràng chi tiết về cường độ và thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.
Điều kiện xác định người công nhân phải làm việc ở môi trường có tiếng ồn cao hơn ngưỡng gây hại tại trí lao động của công nhân đó. Thời gian làm việc ở môi trường ồn phải được ghi lại đầy đủ, kể cả các nghề cũ có tiếng ồn, vì thời gian tiếp xúc càng lớn, khả năng bị bệnh càng nhiều và nếu đã bị từ nghề trước thì hiện nay vẫn không thay đổi.
- Khám lâm sàng: cần khám về tai mũi họng đầy đủ để chứng tỏ không có tổn thương gì về màng tai, tai giữa và xương chũm, cũng như không có tổn thương ở tiền đình vì điếc nghề nghiệp chỉ gây nên các tổn thương ở loa đạo của tai trong.
- Đo thính lực: phải thể hiện một điếc tiếp âm, đối xứng hai tai, ở từng tần số chênh lệch giữa hai tai không quá 10 dB; tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ sẽ có thể loa đạo đáy hay thể toàn loa đạo có hiện tượng Recuiment hay không. Sau một thời gian thính lực đồ phải không khá lên ngay cả khi nghỉ ngơi không tiếp xúc với tiếng ồn.

Một điều đặc biệt nguy hiểm đối với người bị ĐNN do tiếng ồn là giai đoạn đầu NLĐ không nhận biết được mình bị điếc để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vì thời gian đầu, chỉ có tế bào cảm nhận âm thanh cao ở tai NLĐ bị hỏng nên quá trình giao tiếp vẫn chưa ảnh hưởng. NLĐ chỉ phát hiện được mình có bị ĐNN hay không khi kiểm tra sức nghe bằng máy đo sức nghe.
 
Tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe của con người là rất lớn, trực tiếp làm giảm năng suất lao động và gián tiếp giảm chất lượng cuộc sống của NLĐ. Tuy nhiên, NLĐ có thể chủ động phòng chống được những tác hại mà tiếng ồn gây ra đối với sức khỏe người lao động.
Cần có những phương pháp dự phòng và xử trí sớm cho người bệnh gồm hai lĩnh vực phòng hộ: kỹ thuật và y tế.

* Phòng hộ kỹ thuật
Các biện pháp phòng hộ kỹ thuật nhằm giảm nguồn sinh ra tiếng ồn như chống và chạm, ma sát, sử dụng các vật liệu, công cụ mềm thay kim loại cứng...do đó, thường xuyên bảo trì máy móc sẽ giảm được tiếng ồn phát sinh từ máy sản xuất.
- Thu hồi, triệt tiêu nguồn âm: được thực hiện qua các ống, hộp, vách giảm âm để làm bớt cường độ nguồn âm đã sinh ra.
- Cách ly, chống phản hồi, cộng hưởng âm: bao gồm các biện pháp về kỹ thuật và thiết kế nhằm cô lập, cách ly nguồn âm hay hấp thụ bớt âm đã sinh ra.
- Cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có nhiều lá để góp phần làm giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác như rung sóc và hóa chất độc.

* Phòng hộ y tế
Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân: có nhiều loại nhưng tập trung trong hai loại hình chính. Sử dụng nút tai hay chụp tai chống ồn làm giảm từ 20 đến 45dBA, như vậy sẽ đưa cường độ có hại xuống dưới mức gây hại. Một yêu cầu cơ bản là các dụng cụ trên phải khít chặt nhưng không gây khó chịu, kích thích tai và không ảnh hưởng gì đến khả năng lao động. Tổ chức lao động nghỉ ngơi nhằm làm cho tai thích ứng được với tiếng ồn, không bị tình trạng quá mệt mỏi. Giải pháp rút ngắn thời gian lao động khi tiếp xúc với tiếng ồn cao và thường xuyên hoán chuyển công việc để tránh tiếp xúc với tiếng ồn với thời gian dài.

*Luyện tập, thích ứng:
Vai trò của thể dục, thể thao trong phòng hộ tiếng ồn là khá quan trọng vì nó là cơ sở cho các cơ ở vùng tai to khỏe ra nên sẽ có lợi cho việc bảo vệ tai trong khi tiếng ồn quá mạnh. Việc tạo thời gian cho tai thích ứng, không bị co cứng các cơ bảo vệ tai trong trước tiếng ồn quá đột ngột cũng là cần thiết. Chế độ nghỉ ngơi: cần được tạo điều kiện để sau giờ lao động công nhân có thể nghỉ ngơi yên tĩnh nhằm cho tai được phục hồi trở lại nhanh sau những giờ tiếp xúc với tiếng ồn.

ThS Trần Văn Cầm - (Trung tâm BVSKLĐ và MT Cần Thơ




Đường dây nóng




Số lượng truy cập