Thứ Tư, ngày 24-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Dự án “Ánh sáng cho trẻ em tại ĐBSCL”: Hỗ trợ xây dựng dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện, chất lượng cho trẻ em
[ Cập nhật vào ngày (08/06/2019) ] - [ Số lần xem: 718 ]
Đoàn Cán bộ Truyền thông GDSS-CDC Cần Thơ Tham gia hoạt động dự án tại cộng đồng
Đoàn Cán bộ Truyền thông GDSS-CDC Cần Thơ Tham gia hoạt động dự án tại cộng đồng

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Ánh sáng cho trẻ em tại đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL), vừa qua, từ ngày 20/5 đến 27/5/2019, dự án đã tổ chức khám sàng lọc, xác định tật khúc xạ và cấp kính cho học sinh tại các trường THCS thuộc huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Các thầy thuốc ở Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Sài Gòn và Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thạnh đã đến tận trường khám thị lực cho tổng cộng 507 học sinh.

Qua kết quả khám ban đầu, có 13,5% học sinh bị giảm thị lực cần khám xác định. Những trường hợp bệnh mắt khác hoặc tật khúc xạ nặng chưa xác định sẽ được chuyển tuyến lên Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ hoặc TP.HCM.

DA-ASMTE2 (1).JPG

Bs nhãn khoa, khám sàng lọc cho học sinh

Dự án “Ánh sáng cho trẻ em tại ĐBSCL” là sáng kiến của liên minh các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhãn khoa gồm: Eye Care Foundation, Hellen Keller International và Orbis International. Kinh phí thực hiện dự án do ngân hàng Standard Chattered bank tài trợ với tổng kinh phí là 15.720.140.000 đồng.

Dự án được triển khai từ tháng 01/2016 với mục tiêu Xây dựng Trung tâm Mắt trẻ em tại Cần Thơ với trang thiết bị phù hợp và môi trường thân thiện với trẻ, cùng đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt trẻ em toàn diện và có chất lượng. Với mục tiêu là Phát triển dịch vụ và xây dựng mạng lưới dịch vụ khúc xạ tại ba huyện của Cần Thơ giúp trẻ em trong thành phố, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với dịch vụ và có tính bền vững cao,

Theo kết quả Khảo sát nhanh tỷ lệ mù lòa có thể tránh được (RAAB) năm 2015 cho thấy tỷ lệ mù lòa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao so với các khu vực khác ở Việt Nam. Nguyên nhân gây mù lòa chính bao gồm đục thủy tinh thể (66,1%), bệnh võng mạc (10,5%), Glocom (6,4%), tật khúc xạ (2,5%), bệnh mắt trẻ em (4%) và sẹo giác mạc (4%).

DA-ASMTE3 (1).JPG

Các KTV đo thị lực cho học sinh

Các nguyên nhân gây mù lòa ở trẻ em ở Việt Nam bao gồm đục thủy tinh thể và dị tật mắt bẩm sinh khác như lé và sụp mi, trong đó bệnh võng mạc trẻ sinh non (ROP) ngày càng trở thành nguyên nhân quan trọng - nhưng có thể phòng tránh được.

Tại Cần Thơ, dự án triển khai tại ba quận/huyện gồm Ninh Kiều, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh do tổ chức Hellen Keller International, và tổ chức Orbis đồng tiến hành. Dựa trên thế mạnh về chuyên môn của mỗi tổ chức, liên minh các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ xây dựng năng lực cho đối tác địa phương - tạo ra chuỗi dịch vụ liên hoàn từ cộng đồng đến bệnh viện giúp giải quyết một cách toàn diện các vấn đề có liên quan đến thị lực và mù lòa của trẻ em.  

Dự án đã tổ chức đào tạo và xây dựng năng lực chuyên cho các bác sĩ nhãn khoa, điều dưỡng viên nhãn khoa, kỹ thuật viên khúc xạ, chỉnh thị viên, chỉnh quang viên, bác sĩ và kỹ thuật viên gây mê, cán bộ tư vấn của Bệnh viện Mắt Răng Hàm Mặt TP Cần Thơ và Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ. Ngoài ra, các bác sĩ nhãn khoa, kỹ thuật viên khúc xạ, kỹ thuật viên mài lắp kính của các cơ sở y tế trong mạng lưới chăm sóc mắt trẻ em bao gồm các bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện cũng sẽ được lựa chọn để tham gia vào các hoạt động đào tạo xây dựng năng lực chuyên môn và năng lực truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vấn đề chăm sóc mắt, phát hiện sớm các bệnh lý về mắt để được điều trị kịp thời. Dự án cũng chú trọng đến những đối tượng là trẻ em nữ và trẻ em ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc mắt.

BSCKI. Trường Quốc Chiến - Trưởng khoa TT. GDSK- CDC Cần Thơ




Đường dây nóng




Số lượng truy cập