Thứ Ba, ngày 23-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Những điều cần biết về Bảo hiểm y tế
[ Cập nhật vào ngày (29/06/2016) ] - [ Số lần xem: 1206 ]
Bệnh nhân đến khám chữa bệnh BHYT tại Trạm y tế phường Lê Bình, quận Cái Răng. Ảnh: Thúy Duy
Bệnh nhân đến khám chữa bệnh BHYT tại Trạm y tế phường Lê Bình, quận Cái Răng. Ảnh: Thúy Duy

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức BHYT bắt buộc, được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện. BHYT thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT; chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả.

bai-bao-hiem-y-te-3_0112.jpg

Cộng tác viên phường Lê Bình, quận Cái Răng tư vấn cho người dân về lợi ích của việc tham gia Bảo hiểm y tế.Ảnh: Thúy Duy

*Quyền lợi khi tham gia BHYT:

Người tham gia BHYT được hưởng những quyền lợi sau:

- Được cấp thẻ BHYT và lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu theo quy định.

- Được thanh toán theo chế độ đối với những dịch vụ như: Khám bệnh, chữa bệnh (kể cả khi bị tai nạn giao thông và tai nạn lao động,...), khám thai định kỳ, sinh con; vận chuyển người bệnh lên tuyến trên; sử dụng thuốc, hoa chất, vật tư y tế theo quy định,...

- Được chuyển lên các bệnh viện tuyến thành phố và tuyến trung ương khi vượt khả năng điều trị.

*Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu

Người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ, không phân biệt địa giới hành chính, được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại các cơ sở sau đây:

- Trạm Y tế xã/phường/thị trấn;

- Bệnh viện đa khoa quận/huyện;

- Trung tâm Y tế quận/huyện;

- Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi);

- Bệnh viện/phòng khám đa khoa tư nhân hạng III trở xuống.

* Riêng người tham gia BHYT tại quận Ninh Kiều ngoài những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu trên còn được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại: BV đa khoa thành phố Cần Thơ, BV Tim mạch Cần Thơ, BVQT Phương Châu, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long, BV Nhi đồng Cần Thơ (đối với trẻ em dưới 15 tuổi).

*Thủ tục khám chữa bệnh BHYT

- Xuất trình thẻ BHYT kèm giấy tờ tùy thân có dán ảnh;

- Trường hợp cấp cứu  phải xuất trình thẻ BHYT  trước khi  xuất viện;

- Khi chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy chuyển tuyến;

- Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho cơ sở khám chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ BHYT chi trả.

*Mức đóng khi tham gia BHYT

Mức đóng góp khi tham gia BHYT khác nhau tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng:

- Đóng một phần hoặc được miễn phí toàn bộ (do nhà nước hỗ trợ): Dành cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo, một số đối tượng chính sách và học sinh, sinh viên,...

- Người tham gia BHYT đóng một phần, người sử dụng lao động đóng một phần: Người làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,…

- Đóng toàn bộ: Dành cho nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình, mức đóng giảm dần cho các thành viên trong gia đình.

*Quyền lợi và điều kiện khi tham gia BHYT theo hộ gia đình

Quyền lợi:

- Mức đóng của từng thành viên trong gia đình được giảm trừ dần.

- Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, ba, tư đóng lần lượt 70%, 60% và 50% người thứ nhất, kể từ người thứ năm trở về sau, mỗi người đóng 40% của người thứ nhất.

Điều kiện:

- Tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đều phải tham gia BHYT.

- Ngoại trừ: người bắt buộc đóng BHYT theo quy định, người được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Ví dụ 1: Gia đình ông A có 06 người có tên trong sổ hộ khẩu, trong đó có 01 người là công chức và 02 người còn đi học thì số người tham gia BHYT theo hộ gia đình ông A là 03 người.

* Người tham gia BHYT có thể chọn đóng BHYT mỗi 03 tháng, 06 tháng hoặc 01 năm.

Mức đóng của đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình:

Ví dụ 1:

Thứ tự người                         Mức đóng mỗi tháng

- Người thứ nhất                     4,5% mức lương cơ sở (1)

- Người thứ hai                       70% người thứ nhất

- Người thứ ba                        60% người thứ nhất

- Người thứ tư                        50% người thứ nhất

- Người thứ năm                    40% người thứ nhất

Ví dụ 2: Theo Ví dụ 1 thì số tiền phải đóng hàng tháng của từng người như sau:

- Người thứ nhất: 54.450 đồng/tháng

- Người thứ hai: 38.115 đồng/tháng

- Người thứ ba: 32.670 đồng/tháng

Ví dụ 3: Nhà ông A có 5 người, không ai có thẻ BHYT thì đóng BHYT một năm của mỗi người như sau:

- Người thứ nhất: 653.400 đồng

- Người thứ hai:          457.380 đồng

- Người thứ ba:           392.040 đồng

- Người thứ tư:            326.700 đồng

- Người thứ năm: 261.360 đồng

(1) Mức lương cơ sở từ ngày 01/5/2016 là 1.210.000 đồng.

*Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT và cách tham gia BHYT

- Từ ngày 01/01/2016, người bệnh có thẻ BHYT trên toàn quốc đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện và tương đương được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến.

Cách tham gia BHYT:

- Liên hệ với đại lý BHYT ở xã/phường để được hướng dẫn chi tiết.

- Điền thông tin vào tờ đăng ký tham gia BHYT.

- Nộp bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

- Nộp hồ sơ và nộp tiền tại đại lý BHYT ở Trạm Y tế, Đại lý Bưu điện hoặc UBND xã/phường.

Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe TP Cần Thơ




Đường dây nóng




Số lượng truy cập