Thứ Sáu, ngày 19-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Hãy chủ động phòng bệnh cúm gia cầm
[ Cập nhật vào ngày (26/05/2015) ] - [ Số lần xem: 998 ]
Đoàn cán bộ Viện Pastuer TP Hồ Chí Minh và lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra việc mua bán gia cầm tại Trung tâm Thương mại Cái Khế. Ảnh: L.Y
Đoàn cán bộ Viện Pastuer TP Hồ Chí Minh và lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra việc mua bán gia cầm tại Trung tâm Thương mại Cái Khế. Ảnh: L.Y

Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) khuyến cáo nguy cơ virus cúm A(H7N9) xâm nhiễm vào Việt Nam từ các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc là rất cao. Tháng 4/2015, tại Hà Nam xuất hiện ổ dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm và TP Cần Thơ xảy ra ổ dịch cúm A(H5N1) trên đàn gà tại huyện Phong Điền. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch cúm nguy hiểm, mỗi người hãy tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

* Cúm gia cầm lây sang người như thế nào?

- Người có thể bị lây nhiễm vi-rút cúm gia cầm do tiếp xúc với gia cầm và chất thải gia cầm nhiễm bệnh hoặc gia cầm khỏe nhưng đã mang vi-rút A(H5N1). Người bị vi-rút gây bệnh lây nhiễm sang trong khi chăn nuôi, vận chuyển, làm thịt gia cầm bị bệnh...

- Người còn có thể bị nhiễm cúm A(H5N1) do ăn tiết canh, trứng và các sản phẩm của gia cầm nhiễm bệnh chưa được nấu chín.

- Người nhiễm cúm A(H5N1) có thể lây truyền bệnh cho người khác do tiếp xúc.

* Các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng cúm A(H5N1) ở người rất giống với triệu chứng của bệnh cúm thông thường như: Sốt cao đột ngột, thường sốt liên tục trên 380C; đau đầu, đau mỏi cơ ở chân, tay; đau tăng lên khi ho, có thể đau quanh hốc mắt, có thể nổi hạch; ho hoặc ho khan; khó thở;...

Bệnh diễn biến nhanh, dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

* Phòng chống cúm gia cầm lây sang người

Tại TP Cần Thơ, đến thời điểm hiện tại chủng vi-rút cúm gia cầm đang hoành hành là vi-rút cúm A(H5N1). Vi-rút này lây từ gia cầm sang người, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao, khoảng 50%. Những đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh cao, gồm: người chăn nuôi, người giết mổ, người vận chuyển, cán bộ thú y, cán bộ y tế tiếp xúc người bệnh, người đi vào nơi có dịch cúm gia cầm. Cách phòng bệnh cúm A(H5N1) cũng như các chủng vi-rút cúm gia cầm khác như sau:   

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu các loại cúm A(H5N1), đã có vắc-xin phòng bệnh trên người nhưng chưa được triển khai tiêm phòng rộng rãi. Mặt khác, khi nhiễm bệnh thì việc điều trị hết sức khó khăn. Do đó, phòng bệnh là biện pháp hết sức quan trọng, cần thiết. Để chủ động phòng bệnh chúng ta cần thực hiện 4 biện pháp sau:

- Tăng cường vệ sinh ăn uống: Chỉ ăn thịt, trứng và các sản phẩm của gia cầm đã được nấu chín kỹ; mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc, đã được kiểm dịch; không ăn tiết canh; không làm thịt và ăn thịt gia cầm bệnh, chết.

- Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn; nâng cao sức khỏe để tăng khả năng phòng bệnh; thay, giặt quần áo, rửa giầy dép hàng ngày;...

-  Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Hạn chế tiếp xúc gia cầm kể cả khi chúng còn khỏe; không tham gia hay xem đá gà; chỉ giết mổ gia cầm khỏe nhưng phải đeo khẩu trang, găng tay; rửa dao, thớt bằng nước sôi sau khi giết mổ gia cầm; nên có hai thớt để thái thịt sống và thịt chín riêng biệt; không cho trẻ em tiếp xúc với gia cầm hoặc chơi cạnh chuồng gia cầm; đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với gia cầm.

- Hãy đến ngay cơ sở y tế khi sốt cao trên 380C, ho, đau ngực, khó thở kèm theo đau đầu, đau cơ mệt mỏi... để được điều trị kịp thời. Người dân không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Nếu nghi ngờ người thân mắc bệnh, gia đình hãy đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Khi trong gia đình có người mắc bệnh, những thành viên còn lại cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

- Tại hộ gia đình: phải khử trùng, vệ sinh nhà cửa theo hướng dẫn của cơ quan Y tế.

* Làm gì khi có đại dịch cúm xảy ra ở người?

- Mỗi cá nhân cần đeo khẩu trang thường xuyên, không nên đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết, đặc biệt là không tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc với mọi người và khách đến nhà; không đến nơi có dịch.

- Duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn chín, uống chín; tuyệt đối không tiếp xúc với gia cầm và người nhiễm bệnh khi không có nhiệm vụ.

- Đến cơ sở y tế ngay nếu có biểu hiện của bệnh hoặc gọi điện tới cơ sở y tế để được hỗ trợ.

- Tuân thủ nghiêm túc những hướng dẫn của chính quyền và Y tế địa phương.

BS Trần Trường Chinh - Sở Y tế




Đường dây nóng




Số lượng truy cập