Thứ Năm, ngày 28-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Bệnh dịch hạch đang có nguy cơ xâm nhập nước ta
[ Cập nhật vào ngày (23/01/2015) ] - [ Số lần xem: 1073 ]

Thời gian gần đây, một số nước trên thế giới đặc biệt là nước lân cận Trung quốc đã ghi nhận xuất hiện ca bệnh dịch hạch và đã có trường hợp tử vong. Nước ta tuy chưa ghi nhận ca bệnh nhưng trước tình hình dịch bệnh đang xuất hiện, bùng phát từ các nước khác thì bệnh có khả năng xâm nhập vào nước ta qua các đường biên giới hoặc đường hàng không,… Bộ Y tế đã chỉ đạo các biện pháp phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.

Đường lây bệnh dịch hạch. Ảnh Ppdictionary.com.jpg
Đường lây bệnh dịch hạch. Ảnh Ppdictionary.com

* Nguy cơ và biện pháp đối phó


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố, chỉ trong 3 tháng vừa qua Madagascar đã ghi nhận 119 trường hợp mắc bệnh dịch hạch, trong đó, có 40 trường hợp tử vong. Trước đó, cơ quan đầu mối IRH của Mỹ cũng đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh dịch hạch tại bang Colorado. Đặc biệt, là tại Trung Quốc, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình cũng ghi nhận 01 trường hợp tử vong do bệnh dịch hạch thể phổi tại tỉnh Cam Túc (Trung Quốc). Vì vậy, có thể loại dịch bệnh này sẽ quay trở lại nước ta sau 12 năm không có trường hợp mắc. Hơn nữa, nước ta lại là quốc gia được đánh giá là có điều kiện môi trường phù hợp, thuận lợi để dịch bệnh phát triển. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn giữa Ban Chỉ đạo phòng chống dịch hạch với các cơ quan chức năng vào chiều 2/12.

Qua đó, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần kiểm tra, giám sát dịch hạch trên động vật hoang dã; tập trung giám sát vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, bọ chét) tại vùng có nguy cơ; phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu để kiểm tra, giám sát chặt chẽ y tế đối với người; kiểm tra phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với người, phương tiện, hàng hóa nhập cảnh từ vùng đang lưu hành bệnh dịch hạch tại cửa khẩu, khu vực biên giới. Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế các tỉnh, thành cần có biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân biết về tình hinhw dịch bênh, và khuyến cáo dân trong trường hợp có nhiều chuột chết tự nhiên thì phải báo cho cơ quan chức năng để kịp thời nắm bắt thông tin, có phương pháp ứng phó nhanh với dịch bệnh.

* Dịch hạch là bệnh nguy hiểm

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh này được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh do trực khuẩn Yersina pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm chủ yếu là chuột và bọ chét ký sinh trên chúng chuột. Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn.

Thời kỳ ủ bệnh từ 1-7 ngày, có thể kéo dài thêm vài ngày ở người đã được tiêm phòng. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, da niêm và lây chủ yếu qua đường máu (lây qua vết đốt của côn trùng). Ở nước ta, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét. Tuy nhiên, dịch cũng được ghi nhận vào các thời gian khác trong năm kể cả trong mùa mưa. Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch (chiếm hơn 90% các thể bệnh).

* Cách phát hiện bệnh

Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là bệnh nhân bỗng nổi hạch và đau đớn. Trong 4 thể bệnh, thể hạch thường gặp nhất. Một vài triệu chứng thường gặp của thể hạch như sau:

- Bệnh khởi phát đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng: nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch.

- Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc bằng quả trứng gà. Lúc đầu, bệnh nhân cảm giác đau và hạch cứng chắc, sau đó, hạch mềm hoá mủ. Từ thể hạch, bệnh có thể tiến triển thành thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi hoặc viêm màng não thứ phát. Nếu không được điều trị sớm và tích cực, thể hạch rất dễ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với biểu hiện: sốt cao 40 - 41oC, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, bệnh nhân bị vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường tử vong trong vòng 3 - 5 ngày.

- Trong bệnh dịch hạch thì hạch ở cổ sưng to.

* Điều trị và phân biệt

Bệnh dịch hạch vô cùng nguy hiểm nhưng có thể chữa được bằng các kháng sinh thông thường và sẵn có. Nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời sẽ có cơ hội chữa khỏi và hồi phục hoàn toàn.

Nguyên tắc điều trị là tất cả bệnh nhân phải được vào viện điều trị, cách ly tại chỗ theo chế độ bệnh “tối nguy hiểm”. Bệnh nhân được điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và được điều trị triệu chứng.

Bệnh dịch hạch cần được chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm hạch cấp thông thường, viêm phổi và lao phổi.

- Viêm hạch cấp thông thường: Có biểu hiện ổ nhiễm trùng ở vùng kế cận, viêm hạch kèm viêm bạch mạch. Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường không nặng nề.

- Viêm phổi: Triệu chứng cơ năng không rầm rộ như dịch hạch thể phổi nhưng triệu chứng thực thể và X quang thì điển hình.

* Phòng dịch hạch

Biện pháp hàng đầu và quan trọng nhất là tiêu diệt chuột và cắt đứt con đường lây từ chuột sang người bằng cách diệt bọ chét. Diệt chuột bằng nhiều biện pháp như đặt bẫy, dùng keo dính bắt chuột, dùng hoá chất đa liều như Warfarin 0,05% hoặc Brodifacoum 0,005 - 0,01%, tốt nhất ở dạng thương phẩm như Klerat, Rat Killer hoặc theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Y tế.

Diệt bọ chét: phun hoá chất Permethrin 0,2 g/m2, Vectron 01 - 0,2 g/m2, Diazinon 2g/m2 hoặc các hoá chất diệt bọ chét khác đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong y tế và gia dụng.

Một biện pháp phòng bệnh hiệu quả và chủ động nữa là tiêm chủng. Ngoài ra, các ngành chức năng cần đẩy mạch tuyên truyền giáo dục cộng đồng thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường. Người dân khi thấy chuột chết bất thường phải khai báo ngay với y tế cơ sở. Khi có các hiện tượng sốt, nổi hạch, phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
BS.CKII Nguyễn Minh Thắng




Đường dây nóng




Số lượng truy cập