Thứ Sáu, ngày 29-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Hội nghị khoa học “Giảng dạy và đào tạo chuyên ngành da liễu”
[ Cập nhật vào ngày (21/11/2014) ] - [ Số lần xem: 2261 ]

Ngày 14/11, tại TP Cần Thơ, Bệnh viện Da Liễu Trung ương và Hội Da liễu Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học “Giảng dạy và đào tạo chuyên ngành da liễu” nhằm đánh giá tình hình hoạt động, công tác giảng dạy và đào tạo chuyên ngành da liễu tại các trường đại học. Tham dự hội nghị có gần 200 đại biểu đại diện Bộ Y tế, các giảng viên bộ môn Da liễu của các trường đại học và cao đẳng y - dược, các bác sĩ tham gia công tác đào tạo tại các đơn vị da liễu.

w_HNKH nganh dalieu01538.jpg
PGS.TS Trần Hậu Khang trình bày báo cáo tại hội nghị.

Có 10 báo cáo tham luận được trình bày tại hội nghị, giới thiệu đặc điểm, tình hình giảng dạy, đào tạo và các nghiên cứu khoa học ở một số bệnh viện da liễu và trường đại học y dược; tình hình đào tạo bác sĩ chuyên ngành da liễu tại một số quốc gia ở Châu Âu, Mỹ và ở Đông Nam Á.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Bá, bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trình bày tham luận “Tình hình hoạt động và định hướng phát triển của bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ”.Với đội ngũ gồm 3 cán bộ giảng, bộ môn Da liễu của trường đã tham gia giảng dạy ở trường, bệnh viện trường và đơn vị thực hành tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ và đào tạo bác sĩ tuyến tỉnh theo chương trình đào tạo chuyên khoa I Y học gia đình; chuyên khoa I về da liễu.   

w_HNKH nganh dalieu01542.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị.
   
Báo cáo tham luận của PGS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết, hiện nay Việt Nam có 600 bác sĩ chuyên ngành da liễu, tính tỷ lệ 1/1.000 dân, thì cứ 158.000 dân, Việt Nam có 1 bác sĩ (1/158.000), trong khi đó các tỷ lệ tương ứng lần lượt ở các nước Singapore, Philipine, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ là 1/64.000, 1/111.000, 1/145.000, 1/276.000, 1/340.000, 1/240.000. Tỷ lệ này ở các nước Đông Á như Trung Quốc là 1/70.000, Nhật Bản 1/12.700.

PGS.TS Trần Hậu Khang  cho rằng, với tỷ lệ 1/158.000, số bác sĩ chuyên ngành da liễu được đào tạo ở Việt Nam còn rất ít; công tác đào tạo có nhiều hạn chế như giảng viên có học hàm, học vị còn ít trong khi đó, số lượng sinh viên lại đông, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và thực hành. Ngoài ra một khó khăn nữa được nêu lên từ một số trường đại học là công tác giảng dạy lâm sàng có giới hạn bởi một số cận lâm sàng chuyên sâu chưa có điều kiện để thực hiện.

Cũng theo PGS.TS Trần Hậu Khang, hiện nay quá trình hiện đại hóa sản xuất một mặt thúc đẩy xã hội phát triển nhưng đồng thời cũng phát sinh các yếu tố tác động không tốt đến môi trường, nhiều nơi bị ô nhiễm do hóa chất, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều bệnh lý về da, phát sinh nhiều triệu chứng và phương pháp điều trị thông thường không đáp ứng được. Do vậy các trường đại học cần thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ chuyên ngành da liễu, tăng cường hợp tác, nghiên cứu để có các giải pháp chữa bệnh tốt nhất, đặc biệt điều trị cần kết hợp với thẩm mỹ để đáp ứng nhu cầu của người  bệnh.
Thúy Duy




Đường dây nóng




Số lượng truy cập