Thứ Sáu, ngày 29-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Năm Tuất, tìm hiểu về cây thuốc mang tên loài Chó
[ Cập nhật vào ngày (16/02/2018) ] - [ Số lần xem: 1129 ]

* Cẩu tích

Cây cẩu tích là một cây thuốc quý, còn gọi là kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, lông cu ly. Cẩu tích là loài quyết thực vật mọc hoang ở khắp nơi, thu hái quanh năm, tốt nhất là cuối thu sang đông; cắt bỏ cuống lá và rễ con, cạo lông phủ xung quanh, thái mỏng, phơi khô.

Theo Đông y, cẩu tích vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Thuốc có tác dụng chống viêm, tác dụng cầm máu do tính chất cơ học của lớp lông màu vàng. Có công năng ôn bổ can thận, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp di tinh di niệu, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, yếu mỏi hai chân, đau nhức do phong thấp. Phần lông màu vàng được dùng cầm máu cho các vết thương nhỏ.

* Húng quế (húng chó):

BAI CAY THUOC MANG TEN LOAI CHO_HUNG QUE.jpg

Húng quế còn có tên gọi dân gian là húng chó. Húng quế là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

Lá và ngọn non húng quế được sử dụng như một loại rau thơm ăn kèm trong các món như: thịt ngan, vịt luộc hay quay, lòng heo luộc… Hạt của loài này gọi là hạt é, có độ trương nở mạnh tạo thành khối chất nhầy khi gặp nước, thường sử dụng làm nguyên liệu trong nước giải khát, đặc biệt phổ biến là là món chè sương sáo hạt é.

Trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0,8% tinh dầu. Tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ dễ chịu. Trong dân gian có thể lấy cây sắc uống chữa sốt; kết hợp các loại lá để đun nước tắm, nước xông làm cho ra mồ hôi; chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu; thông tiểu; xúc miệng và ngậm chữa đau, sâu răng. Thường sử dụng cả cành già, lá và hoa.

* Cây chó đẻ

BAI CAY THUOC MANG TEN LOAI CHO_CHO DE.jpg

Cây chó đẻ còn có tên gọi khác là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu ngọt… Cây chó đẻ có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Người ta cũng đã nhận thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong cây chó đẻ răng cưa.

Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của vi rút viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).

* Cây cỏ đuôi chó

BAI CAY THUOC MANG TEN LOAI CHO_CO DUOI CHO.jpg

Cây này còn có tên gọi khác là cây đuôi chồn tóc. Tên khoa học là Uraria crinita. Họ Đậu (Fabaceae). Đuôi chó là loài cây nhỏ, cao khoảng 1,5m. Lá có 3-5 chét hình trái xoan dài. Hoa màu tím nhạt xếp thành chùm ở ngọn, hình trụ dạng bông. Quả hình đậu, đen bóng.

Theo Đông y, vị thuốc từ cây đuôi chó có vị dịu ngọt, tính mát, tác dụng sát trùng, cầm máu, tiêu viêm. Thường dùng chữa cảm lạnh, ho, ho ra máu, đi tiểu ra máu, đầy hơi, tiêu chảy. Ngày dùng 30-50g khô sắc uống. Phụ nữ có thai kiêng dùng. Cách dùng ngoài da: lấy cây tươi giã nát đắp chữa mụn nhọt.

* Cây óc chó

BAI CAY THUOC MANG TEN LOAI CHO_QUA OC CHO.jpg

Cây óc chó còn có tên là: hồ đào, hồ đào nhục, hạch đào nhục, hợp đào nhục, hồ đào nhân… Tên khoa học Juglans regia, họ hồ đào – là loại cây to, sống lâu năm có thể cao đến 20 mét. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5-9 lá chét hình trứng, mép nguyên, phiến lá nhẵn. Quả hạch. Nhân có nhiều rãnh nhăn nheo như khối óc, chứa 40-50% dầu béo.

Bộ phận thường được dùng là nhân của quả óc chó, có vị ngọt, béo, ấm nhuận. Tác dụng tốt trong việc bổ thận, tráng dương, bổ phổi. Người gầy yếu, cao tuổi, mới khỏi bệnh ăn quả óc chó có lợi nhiều cho sức khỏe.

Đặc biệt, quả óc chó còn có tác dụng bổ phổi, định suyễn. Theo Đông y, trong bệnh hen suyễn thì phế thận yếu. Dùng hồ đào nhục vừa bổ thận, vừa bổ phổi.

BS.CKII Phạm Gia Nhâm, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TP Cần Thơ




Đường dây nóng




Số lượng truy cập