Thứ Sáu, ngày 29-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Hiệu quả từ chương trình phòng chống bệnh phong
[ Cập nhật vào ngày (30/09/2014) ] - [ Số lần xem: 1203 ]

Trong những năm qua, công tác phòng, chống bệnh phong trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ lưu hành bệnh phong và số bệnh nhân phong mới phát hiện ngày càng giảm, hàng trăm bệnh nhân đã điều trị khỏi và tái hòa nhập cộng đồng. Cũng từ năm 2010, thành phố đã được Bộ Y tế công nhận loại trừ bệnh phong.

w_DSC_0184 Hieu qua... benh phong..jpg
Đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Da Liễu TP Cần Thơ tổ chức tái khám và cấp thuốc điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân phong ở huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: Nguyệt Hương

Theo báo cáo của Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ, tỷ lệ lưu hành bệnh phong hiện đã giảm xuống rõ rệt, từ 0,12/10.000 dân vào năm 2005, giảm xuống còn 0,04/10.000 dân năm 2013. Tỷ lệ phát hiện bệnh mới năm 2005 là 1,4/100.000 dân, đến năm 2010 còn 0,33/100.000 dân, đến cuối năm 2013 là 0,32/100.000 dân.

Năm 2013, toàn thành phố phát hiện 5 trường hợp mắc bệnh phong mới, không có bệnh nhân tàn tật độ 2. Trong 8 tháng đầu năm 2014, thành phố ghi nhận thêm 2 bệnh nhân phong mới, đưa số bệnh nhân phong được quản lý điều trị tính đến nay là 85 bệnh nhân. Trong đó, có 5 bệnh nhân đang duy trì điều trị, 16 bệnh nhân đang giám sát sau điều trị và 64 bệnh đang được chăm sóc tàn tật sau điều trị. So với 10 năm trước đây, số bệnh nhân phong được phát hiện, quản lý điều trị giảm đi rất nhiều (năm 2004, quản lý 1.040 bệnh nhân). 

Bà Nguyễn Thị Hấu (ở phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt), một trong những bệnh nhân phong đang được giám sát sau điều trị, kể: “Cách đây ba năm, tôi đến khám tại Bệnh viện Da liễu thành phố thì phát hiện mắc bệnh phong. Bác sĩ cho thuốc điều trị 12 tháng vì bệnh của tôi thuộc thể nhiều trùng. Sau đợt điều trị, làm xét nghiệm lại, kết quả không còn trùng nữa nhưng vẫn cần theo dõi giám sát trong vòng 5 năm. Hiện giờ, tôi cảm thấy sức khỏe rất tốt, sinh hoạt, làm việc bình thường. Cứ đều đặn 3 tháng một lần, tôi lại lên tổ Da liễu của Trung tâm Y tế dự phòng quận tái khám. Những dịp này thường có bác sĩ của Bệnh viện Da liễu thành phố về tư vấn, khám và hướng dẫn tận tình nên tôi rất yên tâm”. 

w_Hieu qua tu chuong trinh phong chong benh phong_benhphong1.jpg
Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ tập huấn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về công tác khám phát hiện bệnh và phòng, chống tàn tật cho bệnh nhân phong. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
 
Bác sĩ Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ, cho biết: “Thời gian qua, bệnh viện tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền kiến thức bệnh phong, tránh phân biệt, kỳ thị đối với bệnh nhân phong thông qua Đài Truyền thanh quận/huyện, hệ thống loa xã/phường, tờ rơi, tranh ảnh, áp phích... Nhờ vậy, người dân và bệnh nhân hiểu biết nhiều hơn về bệnh phong. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, họ thường đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh được di chứng, tàn tật. Người bệnh cũng không còn sợ bị xa lánh, kỳ thị nên không còn giấu bệnh như lúc trước và hầu hết đều hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị. Tất cả bệnh nhân mới phát hiện mắc bệnh đều được đa hóa trị liệu miễn phí, theo dõi hàng tháng, uống thuốc đều và không có trường hợp bỏ trị”.
Đối với các trường hợp giám sát và chăm sóc tàn tật thì từ năm 2013, Bệnh viện Da Liễu phối hợp với tổ Da liễu, Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện xuống tái khám cho bệnh nhân hàng quý ngay tại trung tâm. Người bệnh đến tái khám được hỗ trợ chi phí đi lại, cấp phát miễn phí các phương tiện phòng ngừa như: thuốc bôi, thuốc chống khô da, bông băng, thuốc điều trị hỗ trợ, giày, kính mát...

Không chỉ quản lý, điều trị trực tiếp cho bệnh nhân phong, Bệnh viện Da liễu thành phố còn có vai trò chỉ đạo tuyến, quản lý chương trình, giám sát các hoạt động phòng, chống phong ở tuyến dưới. Để nâng cao năng lực khám phát hiện bệnh, quản lý điều trị, phòng chống tàn tật cho bệnh nhân tại cơ sở, trong năm qua, bệnh viện đã tổ chức 9 lớp tập huấn cho y, bác sĩ tuyến xã/phường; 24 lớp kỹ năng tuyên truyền, khám lọc bệnh phong tại cộng đồng cho 156 cộng tác viên ấp/khu vực; 21 lớp tập huấn cho giáo viên về kỹ năng giáo dục y tế học đường. Bệnh viện còn tổ chức khám sàng lọc bệnh phong cho 70.000 người dân và 12.000 học sinh; phẫu thuật miễn phí cho 39 bệnh nhân phong, trong đó, nạo viêm xương 27 ca, phẫu thuật tái tạo chỉnh hình 5 ca và các phẫu thuật khác.

Các bác sĩ cho biết bệnh phong không còn là bệnh nan y. Bệnh phong đã có thuốc đặc trị và người bệnh được điều trị miễn phí. Nếu được khám và điều trị sớm, người bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn, tránh được di chứng, tàn tật. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên khi có các biểu hiện của bệnh phong như trên da xuất hiện một hay hai mảng da màu trắng hay hơi hồng, không ngứa; các thương tổn da kèm theo mất cảm giác (sờ vào không biết, cấu véo nhẹ không đau, kém phân biệt nóng lạnh)… người dân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu để được khám, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Nguyệt Hương




Đường dây nóng




Số lượng truy cập