Thứ Sáu, ngày 29-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Hơn 1.300 đại biểu dự hội nghị ngành Nhãn khoa Việt Nam năm 2016 tại TP Cần Thơ
[ Cập nhật vào ngày (21/10/2016) ] - [ Số lần xem: 1177 ]
Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ phát biểu tại hội nghị.
Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ phát biểu tại hội nghị.

Từ ngày 20 – 22/10/2016, tại TP Cần Thơ, Hội Nhãn khoa Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức Hội nghị ngành nhãn khoa Việt Nam năm 2016.

Đến dự hội nghị có ông Lokky Wai, trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam; PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế; ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ; BS.CKII Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ cùng với hơn 1.300 đại biểu ngành nhãn khoa thuộc 63 tỉnh/thành phố trên cả nước và các đại biểu quốc tế đến từ các nước Pháp, Italia, Nhật Bản, Thái Lan, Australia, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc...

HOI-NGHI-NHAN-KHOA-VIET-NAM_0209.jpg

Các đại biểu dự lễ khai mạc Hội nghị nhãn khoa Việt Nam năm 2016.

Hội nghị ngành Nhãn khoa Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm tổng kết đánh giá công tác phòng chống mù lòa tại Việt Nam, đồng thời là diễn đàn khoa học để cán bộ ngành nhãn khoa học tập, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia nổi tiếng hàng đầu trong một số lĩnh vực chuyên sâu của ngành nhãn khoa trên thế giới trong công tác khám, điều trị cho người bệnh. Năm 2016, hội nghị đã thu hút hơn 200 bài báo cáo về các chuyên ngành như: Glocom, thể thủy tinh, dịch kính võng mạc, mắt trẻ em, giác mạc, phòng chống mù lòa... Đặc biệt, trong hội nghị lần này, Ban Tổ chức còn mở các khóa đào tạo ngắn hạn với các chủ đề về: dịch kính võng mạc, phẫu thuật Laser Femto Scond, phẫu thuật Phaco, Glocom...

HOI-NGHI-NHAN-KHOA-VIET-NAM_0226.jpg

GS.TS Tôn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hội Nhãn khoa Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị.

Theo báo cáo tại hội nghị, tình hình mù lòa tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi, sẹo giác mạc do mắt hột có xu hướng giảm trong khi bệnh võng mạc do đái tháo đường lại có xu hướng tăng. Theo điều tra cho thấy, Việt Nam có khoảng 329.300 người bị mù 2 mắt, trong đó có 243.700 người mù do đục thủy tinh thể, chiếm tỷ lệ 74%; có khoảng 378.700 người mù hiện nay ở Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi. Năm 2015, trong cả nước đã thực hiện được 190.550 ca mổ đục thủy tinh thể.

HOI-NGHI-NHAN-KHOA-VIET-NAM_0244.jpg

TS. Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương tặng hoa chúc mừng GS.TS Tôn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hội Nhãn khoa Việt Nam và BS.CKII Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Với mục tiêu tỷ lệ mù lòa có thể phòng tránh ở người trên 50 tuổi hạ xuống còn 1,6% vào năm 2020, Bộ Y tế tiếp tục đệ trình Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Năm 2017, các địa phương cần củng cố và duy trì có hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống mù lòa; tích cực hợp tác với BHYT giúp người bệnh hưởng đầy đủ quyền lợi khám chữa bệnh mắt bằng BHYT; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về chiến lược phòng chống mù lòa; tăng cường kiểm soát bệnh gây mù như: đục thủy tinh thể, võng mạc đái tháo đường, Glocom, quặm do mắt hột...

HOI-NGHI-NHAN-KHOA-VIET-NAM_0429.jpg

Bà Trần Thị Thanh Hương, Trưởng đại diện tổ chức Orbis tại Việt Nam trao số tiền tài trợ dự án cho Bệnh viện Mắt TP HCM.

Dịp này, Tổ chức Orbis quốc tế cũng đã tổ chức lễ trao tài trợ Dự án “Chăm sóc mắt toàn diện cho bệnh nhân đái tháo đường” với số tiền là 734.731 USD; dự án được triển khai từ tháng 10/2016 – 9/2020 do Bệnh viện Mắt TP HCM, Bệnh viện Mắt Tiền Giang, Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, Bệnh viện Đa khoa huyện Cai Lậy – Tiền Giang thực hiện. Dự án thực hiện xây dựng mô hình thí điểm tầm soát phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh võng mạc đái tháo đường; đồng thời hỗ trợ xây dựng, hướng dẫn quy trình quản lý bệnh, hướng dẫn chuyển tuyến giữa các đơn vị nội tiết và nhãn khoa, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong việc tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường. Mô hình này sẽ được áp dụng để nhân rộng và phổ biến tại các địa phương trên toàn quốc.

Tin, ảnh: Thụy Quân




Đường dây nóng




Số lượng truy cập