Thứ Sáu, ngày 29-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển
[ Cập nhật vào ngày (20/10/2016) ] - [ Số lần xem: 702 ]

Theo số liệu năm 2015 của Viện Dinh dưỡng, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (tương đương 24,6%); và cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (14,1%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn tập trung cao ở những vùng khó khăn như: Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc.

Hiện tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân ở miền núi, nông thôn cao hơn thành thị. Nhiều bà mẹ trước khi sinh con, trước khi lập gia đình chưa được trang bị kiến thức về dinh dưỡng như: Chăm sóc bà mẹ có thai dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, theo dõi sự phát triển của trẻ… dẫn đến thực hành dinh dưỡng không đúng, chăm sóc con chưa đúng khoa học dẫn đến suy dinh dưỡng…

Sự chênh lệch về giàu - nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư, các khu vực là nguyên nhân của tình trạng chênh lệch về suy dinh dưỡng. Cùng với đó, biến đổi khí hậu làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật bởi những địa phương chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu thì khả năng tiếp cận với thực phẩm cần thiết trở thành nỗi lo canh cánh của mỗi người, mỗi nhà.

Hậu quả trước mắt là trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng, luôn bị đe dọa bởi bệnh tật và tử vong. Nếu thoát khỏi suy dinh dưỡng thì tương lai của những trẻ này cũng sẽ vẫn bị đe dọa do không thể phát huy hết tiềm năng phát triển về tầm vóc thể lực cũng như trí tuệ, dẫn đến học vấn thấp, khả năng lao động cống hiến cho gia đình và xã hội sẽ giảm, đồng thời lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành và có thể ảnh hưởng tới thế hệ sau.

Không phải chỉ có các loại thực phẩm đắt tiền mới có dinh dưỡng, tùy vào chi tiêu từng gia đình chúng ta có nhiều lựa chọn trong nhóm các thực phẩm để có bữa ăn vẫn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu chứa nhiều đạm; Gạo, ngô, khoai, sắn chứa nhiều tinh bột; Mỡ và các loại hạt như mè, đậu, gấc, ô liu chứa nhiều chất béo; Rau, củ, hoa quả chứa nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất (Ca, P, Na, Mg, K, Fe, Iod, Fluor, Cu, Zn, Mn, Co…). Một bữa ăn không thể chứa đựng tất cả các chất dinh dưỡng cùng lúc, vì vậy phải xây dựng các bữa ăn trong tuần luân phiên thay đổi vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể vừa tránh nhàm chán, tạo sự mới mẻ, ngon miệng trong buổi ăn.

Một điều không thể thiếu trong trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể chính là nước. Một ngày trung bình cơ thể cần từ 1 – 2 lít nước tùy vào mức độ hoạt động của mỗi người, tuy nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các mô.

Nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, từ ngày 16 đến 23/10, sẽ diễn ra tuần lễ dinh dưỡng và phát triển do Bộ Y tế phát động với chủ đề “Bữa ăn đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp lý, an toàn cho gia đình trong tình hình biến đổi khí hậu”. và tập trung vào 6 thông điệp chính:

- Đảm bảo cho các hộ gia đình tiếp cận bền vững với lương thực thực phẩm cần thiết bổ dưỡng và an toàn

- Cung cấp lương thực thực phẩm thường liên tục, ổn định và bề vững cho các hộ gia đình.

- Chủ động phát triển VAC để tăng thu nhập, tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn, giàu dinh dưỡng cho gia đình.

- Bữa ăn đa dạng từ nhiều loại thực phẩm, thay dổi cách chế biến đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp lý và an toàn cho sức khỏe.

- Ăn uống hợp lý để phòng chống bệnh không lây nhiễm, suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam.

- Thực hiện dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường vận động thể lực để phòng chống thừa cân béo phì.

Anh Liệt, Trung tâm YTDP Vĩnh Thạnh




Đường dây nóng




Số lượng truy cập