Thứ Tư, ngày 24-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Phòng chống các bệnh mùa lũ
[ Cập nhật vào ngày (28/09/2016) ] - [ Số lần xem: 1020 ]

Đồng bằng sông Cửu Long, khi nước lũ hàng năm từ thượng nguồn đổ đổ về từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 (dương lịch) mang theo một nguồn lợi thủy sản và phù sa rất dồi dào đem lại kinh tế rất cao cho người dân, đồng thời cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người, nhất là các bệnh nhiễm trùng đường ruột, bệnh về mắt, bệnh về da, bệnh tay chân miệng. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng trong mùa nước lũ, mỗi người dân cần biết cách phòng ngừa các bệnh này.

Phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường ruột

Các bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp mùa nước lũ như: Tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, bệnh tay chân miệng, ... các bệnh này lan truyền chủ yếu qua đường thức ăn, nước uống và tay người bị nhiễm khuẩn, qua trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng. Mùa lũ về làm mực nước các sông, rạch dâng cao gây ngập lụt làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Các chất thải như: rác thải, phân người, phân súc vật, xác động vật chết… gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, làm phát sinh các bệnh dịch nguy hại nhất là các bệnh về đường tiêu hóa. Để phòng ngừa tốt cần thực hiện một số biện pháp sau:

1.Vệ sinh về ăn uống

  - Mọi người mọi nhà cần thực hiện nguyên tắc “Ăn chín, uống sôi” (ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi)

  - Diệt ruồi, nhặng, không để ruồi nhặng bu bám vào thức ăn, không uống nước lã.

  - Hâm nóng thức ăn nguội trước khi ăn.

  - Không ăn các thức ăn đã bị ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn:

            - Các loại mắm cá, mắm tôm, mắm cua sống, nghêu, sò, ốc, hến phải được nấu chín trước khi ăn.

2. Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và sử dụng nước sạch

 - Nguồn nước ăn, uống phải được bảo vệ sạch sẽ trong mùa nước lũ. Nguồn nước cần được làm trong và khử trùng trước khi sử dụng.

Cách làm trong nước và khử trùng như sau:

+ Cách làm trong nước:

Chuẩn bị

Một miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay.

Nước sông, ao hồ, kênh rạch.

Một xô đựng nước khoảng 25 lít.

Gáo múc nước hoặc ca múc nước.

Cách làm

Bước 1: Múc đầy một xô nước để chuẩn bị làm trong.

Bước 2: Hòa tan phèn vào một gáo nước. Đổ gáo nước vừa hòa tan phèn vào xô đựng nước trên và khuấy đều.

Bước 3: Chờ khoảng 30 phút cho lắng cặn xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
  + Cách khử trùng nước bằng viên Cloramin B.

Chuẩn bị:

Viên khử trùng nước (viên Cloramin B) có bán tại nhà thuốc tây.

Một xô đựng nước 25 lít.

Một gáo múc nước hoặc ca múc nước.

Cách làm:

Bước 1: Hòa tan một viên khử trùng nước vào một gáo nước.

Bước 2: Đổ gáo nước đó vào xô nước đã được làm trong và khuấy đều

Bước 3: Chờ thêm khoảng 30 phút nữa mới sử dụng.

Lưu ý:

Sau khi đánh phèn, lắng trong nước mới tiến hành khử trùng. Không làm cả hai bước cùng một lúc, vì như thế sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng khử trùng của thuốc.

Thuốc khử trùng phải cất giữ cẩn thận, ngoài tầm tay với của trẻ em.
Một viên khử trùng nước (viên Cloramin B) dùng để khử trùng cho 25 lít nước.

1/3 thìa canh bột Cloramin B (tương đương 3 gam) dùng để khử trùng một lượng nước là 300 lít.

Nước đã khử trùng phải đun sôi mới được uống.

3. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

- Cắt ngắn móng tay, triệt để thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu, trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi chế biến và chuẩn bị bữa ăn.

- Tuyệt đối không đi tiêu bừa bãi ra ngoài.

Phòng ngừa các bệnh về mắt - bệnh ngoài da  

- Sử dụng nước đã được làm trong, khử trùng để tắm và rửa mặt giúp phòng bệnh đau mắt và bệnh ngoài da.

Anh Liệt Trung tâm YTDP Vĩnh Thạnh




Đường dây nóng




Số lượng truy cập