Thứ Bảy, ngày 20-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Cần Thơ sẵn sàng cho chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Sởi - Rubella
[ Cập nhật vào ngày (19/08/2014) ] - [ Số lần xem: 989 ]

Can tho san sang cho chien dich_0001 copy.jpg
BS.CKII Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ em thành phố Cần Thơ năm 2014.

Ngày 13/8, UBND thành phố tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella miễn phí cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi. Theo kế hoạch chiến dịch tiêm ngừa sẽ được chia ra làm ba giai đoạn, bắt đầu từ 13/10/2014 và kết thúc vào ngày 24/1/2015. Dự kiến tất cả các trẻ trong diện từ 1 đến 14 tuổi, tức hơn 245.000 trẻ trên địa bàn thành phố, không phân biệt địa bàn cư trú, có hay không hộ khẩu sẽ được tiêm ngừa. Những trẻ vừa được tiêm ngừa vắc xin Sởi, Sởi - Rubella hoặc Sởi - Quai bị - Rubella trước ngày tiêm của chiến dịch trong vòng 1 tháng không nằm trong diện tiêm ngừa lần này.

Đảm bảo tiêm chủng an toàn, đúng kế hoạch
Theo kế hoạch, ngành y tế sẽ tổ chức các điểm tiêm ngừa tại các trạm y tế và các trường học. Các điểm tiêm ngừa tại trạm y tế dành cho nhóm trẻ chưa đi học và nhóm trẻ gia đình và tiêm vét; các điểm tiêm ngừa tại các trường học dành cho nhớm trẻ ở nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh tiểu học và trung học cơ sở.

Can tho san sang cho chien dich_0002.JPG
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, đại diện Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh phát biểu về công tác tiêm chủng vắc xin Sởi – Rubella.

Để đảm bảo chiến dịch tiêm ngừa an toàn, thành công, đạt được chỉ tiêu huy động được ít nhất 95% tổng số trẻ trong diện được tiêm chủng, với sự tham mưu của ngành y tế, UBND thành phố và UBND các quận, huyện đều thành lập ban chỉ đạo nhằm giúp ngành y tế huy động nguồn nhân lực của các cơ quan ban ngành và đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động người dân đưa con em đến điểm tiêm ngừa.

Mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong nhiều chiến dịch tiêm ngừa trong quá khứ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối công tác tiêm chủng, ngành y tế đã chủ động tổ chức 10 lớp tập huấn đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống sốc phản vệ cho y, bác sĩ phụ trách công tác tiêm chủng; chi đạo trạm y tế thực hiện nghiêm túc quy trình khám sàng lọc trước tiêm, bố trí, sắp xếp   sắp xếp chỗ ngồi nghỉ trước và sau khi tiêm ít nhất 30 phút cho người dân có con em được tiêm ngừa. Ngành y tế chỉ đạo tuyệt đối không sử dụng vắc xin còn thừa trong lọ tại điểm tiêm này mang sang tiêm tại điểm tiêm khác; hủy bỏ lọ vắc xin đã sử dụng còn thừa; lọ chưa khui được bảo quản ở nhiệt độ lạnh 2 - 80C.

Mỗi xã, phường tổ chức 2 -3 bàn tiêm, mỗi bàn tiêm phải có đủ cơ số thuốc chống sốc, phác đố chống sốc; công tác tiêm ngừa được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, từng tổ, khu vực dân số, từng lớp trong trường học. Quận Ninh Kiều sẽ tổ chức tiêm thí điểm tại một trường mẫu giáo vào ngày 10/10/2014 để rút kinh nghiệm; các quận, huyện khác chọn một xã hoặc phường để tổ chức tiêm thí điểm.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, ngành y tế thành phố chỉ đạo Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố và các bệnh viện quận, huyện mỗi đơn vị thành lập hai đội  cấp cứu sẵn sàng chi viện cho tuyến trước; mỗi trạm y tế cũng tổ chức một đội cấp cứu có đủ y, bác sĩ và cơ số thuốc cùng phương tiện vận chuyển.

Tiêm ngừa là giải pháp tốt nhất để phòng bệnh


Theo Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam được chính thức triển khai từ năm 1985 với sáu mũi tiêm cơ bản cho tất cả trẻ em dưới một tuổi, trong đó có vắc xin phòng bệnh sởi. Thực tể và kinh nghiệm của Chương trình trong gần 30 năm qua và ở các nước trên thế giới cho thấy tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Bằng việc tiêm ngừa, tỷ lệ mắc sởi năm 2012 giảm 573 lần so với năm 1984. Thông qua việc triển khai thành công Chương trình Tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới năm tuổi và đang tiến tới đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ thứ tư vào năm 2015 (giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi trong giai đoạn 1990 - 2015).

Đến nay hầu hết các khu vực trển thế giới đều cam kết thực hiện mục tiêu đến năm 2015, giảm 95% tỷ lệ tử vong cúa bệnh sởi so với năm 2000, đồng thời hướng tới loại trừ bệnh sởi trước năm 2020. Khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào năm 2017. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em Việt Nam phải được tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi. Khi tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng cao sẽ làm ngăn chặn sự lưu hành của vi-rút sởi; duy trì tỷ lệ đạt trên 95% trẻ được tiêm ngừa trong nhiều năm liên tục sẽ dẫn đến loại trừ bệnh sởi. 
 
Trong nhiều năm qua, thành phố Cần Thơ đã thực hiện rất tốt Chương trình Tiêm chủng mở rộng, giúp trẻ em thành phố phòng tránh hiệu quả được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hy vọng, với sự chuẩn bị cẩn thận, sự hợp tác của người dân, sự hỗ trợ của cán bộ ban ngành, đoàn thể, tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy trong công việc của đội ngũ y, bác sĩ, Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella của Cần Thơ sẽ thành công.
CN Trần Mạnh Chu




Đường dây nóng




Số lượng truy cập